Doanh nghiệp tránh "bẫy" khi xuất khẩu hàng hóa


(CHG) Thương mại quốc tế được ví như "chìa khóa" mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia. Sân chơi rộng hơn với những luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn hơn, phức tạp hơn. Lừa đảo trong thương mại quốc tế đang đặt doanh nghiệp (DN) đứng trước nhiều rủi ro.
Nguy cơ lừa đảo trong thương mại quốc tế ngày càng tăng
Theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, các DN toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo. Giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho biết, trên toàn cầu, tỷ lệ DN cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong 2022 là 46%.
Điển hình về vụ lừa đảo trong thương mại quốc tế đối với DN Việt Nam gần đây là vụ việc 76 container hạt điều của 5 DN Việt Nam xuất khẩu (XK) sang Italia bị mất bộ chứng từ gốc. Đến thời điểm này, sự việc 76 container hạt điều đã cơ bản được giải quyết ổn thỏa. Nhưng đó cũng là bài học kinh nghiệm cho các DN ngành điều nói riêng và DN XK của Việt Nam nói chung.

Chia sẻ về sự ứng phó với rủi ro trong thương mại quốc tế, ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng Công ty May 10 cho rằng, đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh XK, May 10 đã lựa chọn các thị trường lớn, hệ thống tài chính thanh toán mạnh và linh hoạt. Với quy mô sản xuất lớn, May 10 không tập trung vào 1 hoặc 2 khách hàng lớn mà tập trung vào nhiều khách hàng lớn, phân bổ/chia nhỏ nguy cơ rủi ro có thể xảy ra nếu một trong các khách hàng kinh doanh khó khăn hoặc gặp vấn đề về tài chính/phá sản.
Về điều khoản thanh toán đối với hàng XK, May 10 áp dụng các điều kiện thanh toán mang tính an toàn cao như thanh toán bằng thư tín dụng L/C, TT trả trước… thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn có uy tín. Đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu, kết hợp kiểm tra toàn bộ các giải pháp kiểm tra về thông tin thanh toán (đặc biệt là những thanh toán lần đầu) từ phía các nhà cung cấp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Hồng Kông (
Trung Quốc)…
Ví dụ, thanh toán lần đầu cần kiểm tra số tài khoản ngân hàng của các nhà cung cấp bằng các hình thức: Gọi điện trực tiếp, qua fax, qua các phần mềm chat trực tiếp, qua khách hàng chỉ định/bảo lãnh đặt NPL… Đảm bảo chắc chắn an toàn thì chúng tôi mới thực hiện thanh toán. Đặc biệt, May 10 có bộ phận tổng hợp thống kê các thông tin liên quan tới rủi ro thanh toán quốc tế, trong các giao dịch mua bán quốc tế.
Ông Trần Thanh Quyết, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Ý tại Việt Nam (ICHAM) cho rằng, thách thức lớn nhất của DN Việt Nam hiện nay là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng, ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp rất dễ xảy ra. Nhiều DN chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hoà giải thương mại. Đặc biệt, khi đưa sản phẩm ra nước ngoài, rất nhiều DN đã xảy ra việc tranh chấp nhãn hiệu dẫn đến không được bảo hộ tại quốc gia đó.
Nguyên nhân là DN không đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó dẫn đến việc có thể bị mất nhãn hiệu của chính mình tại thị trường quốc tế.
Cần có thói quen trong sử dụng các dịch vụ pháp lý
Dự báo rủi ro trong thương mại quốc tế sẽ vẫn tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới, bà Đàm Việt Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn 911 cho rằng, có 6 rủi ro cơ bản trong giao thương quốc tế mà DN cần phải nhận diện. Theo bà Đàm Việt Anh, vừa qua DN  gặp rủi ro khá nhiều về khả năng thanh toán như không thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn, thay đổi quy định về thanh toán, rủi ro về các phương thức thanh toán chuyển tiền (TTR/LC/Hạn mức tín dụng)…
Để phòng tránh rủi ro thương mại, ông Trần Thanh Quyết cho rằng, DN cần kiểm tra kỹ lưỡng đối tác, tìm hiểu các quy định về nguồn gốc xuất xứ, đặc thù thị trường, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cẩn trọng thanh toán quốc tế trong đó lưu ý phương thức D/P, cần có thói quen trong sử dụng các dịch vụ pháp lý. Có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với cơ quan Thương vụ, Phòng Thương mại và các tổ chức hỗ trợ khác.
Mới đây, Chính phủ Indonesia đã ra quyết định sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể. Trước thông tin từ thị trường, Bộ Công Thương đề nghị các thương nhân kinh doanh XK gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đẩy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, đảm bảo hiệu quả XK và góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi...
Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI), Chủ tịch Công ty CP Goldstadt Việt Nam Nguyễn Công Cường cho rằng, các DN Việt Nam cần phải hoàn thiện mình, phải có nhân lực tốt, bộ máy tốt, hệ thống quản trị rủi ro tốt.
Các DN phải có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với cơ quan thương vụ Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ, dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp tại các thị trường.
Đặc biệt, để phòng ngừa rủi ro trong thương mại quốc tế, các DN cần dựa vào các DN đi trước. Bên cạnh đó, tổ chức hội cũng là kênh hỗ trợ DN hội viên hiệu quả để hạn chế các rủi ro khi tranh chấp, đồng thời cũng cần cẩn trọng khi giao kết hợp đồng./.

Nguồn: https://cand.com.vn/Kinh-te/doanh-nghiep-tranh-bay-khi-xuat-khau-hang-hoa-i689403/

Còn lại: 1000 ký tự
Thị trường Bán lẻ Việt Nam: Thương hiệu mới gặp thách thức khi về tìm kiếm mặt bằng thuê

(CHG) - Ngành bán lẻ Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu mở rộng của các thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của Savills cho rằng, hiện các thương hiệu mới vào thị trường Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng phù hợp. nhất là tại các trung tâm thương mại (TTTM).

Xem chi tiết
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
2
2
2
3