Người tiêu dùng uống sữa hay chỉ đang sử dụng thứ gì đó có tên giống sữa?


(CHG) Bước vào bất kỳ siêu thị hay cửa hàng tiện lợi nào hiện nay, dễ dàng bắt gặp những sản phẩm với tên gọi gợi cảm giác bổ dưỡng: “Nước trái cây sữa chua”, “Sữa dưa gang”, “Sữa ngũ cốc nguyên hạt”, “Thạch sữa”, “Kẹo sữa tươi mềm mịn”… Một thế giới của “sữa” hiện lên sinh động, thơm ngon và đầy sức sống, nhưng liệu đó có thực sự là sữa?

Khi cái tên trở thành “lá chắn” cho sự thật
Khi đọc kỹ bảng thành phần, sự thật hiện ra, thành phần chính của phần lớn những sản phẩm trên là nước, đường, hương liệu tổng hợp, chất tạo màu và chất làm đặc. Thành phần “sữa” (nếu có) thường chỉ chiếm một tỷ lệ cực nhỏ, thậm chí không có trong nhiều sản phẩm.


Sữa chua trái cây nhưng thực chất chứa rất ít thành phần từ sữa.

Ví dụ điển hình, một sản phẩm “Nước trái cây sữa chua” đang bán rất bán chạy trên thị trường hiện nay, được quảng cáo bởi những mỹ từ: “thơm ngon, bổ dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa nhờ lên men sữa chua...”. Nhưng khi đọc các thành phần ghi trên nhãn, sản phẩm trên không chứa sữa chua thật, mà chỉ có hương sữa chua tổng hợp và một vài chủng lợi khuẩn được thêm vào ở mức độ không rõ ràng.
Hay một loại “sữa” hạt óc chó đang được nhiều người tin dùng để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu và trẻ nhỏ, thực chất trên bảng thành phần chỉ có 1,2% được chiết xuất từ hạt óc chó. Tức là một lít “sữa” này chỉ có khoảng… 12ml óc chó thật.
Vậy phần còn lại thành phần của sản phẩm là gì? Câu trả lời vẫn là: nước, đường, chất ổn định, và chất tạo sánh...

Những chai sữa trái cây có hàm lượng đạm và canxi vô cùng thấp (thậm chí không có), thực chất chỉ là một thứ nước ngọt hương sữa.

Chị T.M, một bà mẹ bỉm sữa tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Tôi thường mua nước trái cây sữa chua về cho con uống thay sữa tươi. Vì nghe tên vậy thì nghĩ chắc có lợi cho tiêu hóa và bổ sung canxi. Nhưng sau khi được tư vấn mới biết là không hề có canxi, không có đạm, chẳng khác gì nước ngọt.”
Kỳ vọng dinh dưỡng, đặc biệt là với trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi, là điều không thể đánh đổi. Khi một sản phẩm được gắn mác “sữa”, người mua tin rằng nó có thể thay thế được sữa thật, mà không biết rằng họ chỉ đang tiêu thụ thêm đường và phụ gia mỗi ngày.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia từng cảnh báo: “Một trong những sai lầm thường gặp là người tiêu dùng nghĩ rằng những sản phẩm tên có chữ ‘sữa’ đều có thể thay thế sữa bò hoặc sữa công thức. Nhưng điều này rất nguy hiểm, vì trẻ em có nhu cầu rất cao về protein, canxi và các vi chất khác – thứ mà các sản phẩm ‘trá hình sữa’ không thể cung cấp.”
Lỗ hổng pháp lý, mảnh đất màu mỡ cho maketing mập mờ
Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có một quy định pháp lý cụ thể về việc đặt tên thương mại cho sản phẩm chứa từ “sữa”. Do đó, các doanh nghiệp có thể tự do gọi tên sản phẩm theo hướng gợi cảm giác dinh dưỡng mà không nhất thiết phải bảo chứng điều đó qua thành phần thực tế.
Một chuyên gia trong ngành thực phẩm (giấu tên) tiết lộ: “Các công ty rất giỏi trong việc ‘chơi chữ’. Họ sẽ dùng tên gọi sao cho người tiêu dùng tưởng là sản phẩm có giá trị cao, nhưng thực chất họ đang bán một thứ hoàn toàn khác. Đó là sự “đánh tráo nhận thức” rất khó xử lý về mặt pháp lý, nhưng lại cực kỳ hiệu quả về mặt makting và doanh thu”.
Khi luật chưa rõ ràng, vô hình chung người tiêu dùng trở thành bên yếu thế (!)
Khi một người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua “sữa”, họ kỳ vọng nhận được sản phẩm chứa sữa thật, có giá trị dinh dưỡng tương xứng. Nhưng nếu thứ họ nhận được chỉ là nước pha đường và hương liệu, thì liệu đó có phải là sự lừa dối?
Về pháp lý, có thể chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi gian lận. Nhưng về đạo đức và niềm tin người tiêu dùng, điều đó là đáng báo động.
“Việc đặt tên gây hiểu nhầm rõ ràng là hành vi thiếu minh bạch. Đặc biệt, nếu đi kèm các hình ảnh như ly sữa trắng, dòng chữ “bổ sung dinh dưỡng”, hoặc quảng cáo có yếu tố y tế, thì đó là hành vi không đúng mực, cần được giám sát chặt chẽ”, bà N.T.H, một chuyên gia ngành luật thực phẩm chia sẻ.
Trong thời đại “sữa giả nhưng tên thật”, người tiêu dùng cần chủ động bảo vệ mình. Với tư cách là một dược sỹ, có chuyên môn trong lĩnh vực thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… người viết bài này (dược sỹ Thu Thủy) đưa ra một số lời khuyên cho người tiêu dùng: “Không tin tuyệt đối vào tên sản phẩm. Trong quá trình chọn mua sản phẩm, người tiêu dùng hãy đọc bảng thành phần và bảng dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên chủ động tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến các tiêu chuẩn sản phẩm sữa (ví dụ: sữa bò tươi phải có ít nhất 3g protein và khoảng 120mg canxi mỗi 100ml).
Người tiêu dùng nên ưu tiên chọn mua và sử dụng sản phẩm của các thương hiệu minh bạch về thông tin, có phân tích rõ thành phần và nguồn gốc nguyên liệu.
Không nên chọn mua nếu nghi ngờ sản phẩm đó có dấu hiệu thổi phống quảng cáo, quảng cáo “trá hình” về thành phần, công dụng hoặc để thay thế bữa ăn dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ nhỏ và người có nhu cầu đặc biệt…”.
Giữa vô vàn sản phẩm gắn mác “sữa”, chỉ có một số rất ít thực sự đáp ứng được giá trị dinh dưỡng như người tiêu dùng kỳ vọng. Điều còn lại là kỹ thuật ngôn ngữ, hình ảnh, và cảm giác tạo ra trong tâm trí người mua.
Đã đến lúc chúng ta phải tự hỏi, bạn đang uống sữa, hay chỉ đang uống thứ gì đó có tên giống sữa?

Còn lại: 1000 ký tự
Thị trường Bán lẻ Việt Nam: Thương hiệu mới gặp thách thức khi về tìm kiếm mặt bằng thuê

(CHG) - Ngành bán lẻ Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu mở rộng của các thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của Savills cho rằng, hiện các thương hiệu mới vào thị trường Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng phù hợp. nhất là tại các trung tâm thương mại (TTTM).

Xem chi tiết
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
2
2
2
3