Cùng nhau phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững


(CHG) Biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và những căng thẳng chính trị đang đẩy nhiều hộ gia đình rơi vào tình trạng đói nghèo, tác động tiêu cực tới quyền tiếp cận lương thực, thực phẩm (LTTP) của nhiều người dân. Trong bối cảnh đó, chính khách các nước đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận xây dựng các chính sách nhất quán nhằm chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới tại hội nghị Hệ thống LTTP toàn cầu lần thứ 4 vừa được tổ chức tại Việt Nam.
Các chính khách và nhà khoa học trên toàn cầu đã tới dự và thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hệ thống LTTP bền vững. Ảnh: Bích Nguyên
Nạn đói vẫn đang gia tăng
Theo các báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) (năm 2020, 2021), nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​chỉ đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2065, chậm hơn 3 thập kỷ rưỡi so với kế hoạch. “Vấn đề đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, và bây giờ - chứ không phải lúc nào khác - phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta và thế hệ mai sau” - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh.
Bà Estrella Esther Penunia, Tổng Thư ký Hiệp hội Nông dân châu Á cho biết, thiên tai, biến đổi khí hậu đã tác động đến nhiều hộ gia đình, làm mất thu nhập của hàng triệu người. Đặc biệt, dịch Covid-19 làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và làm khoảng cách đói nghèo trầm trọng hơn. Biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và những căng thẳng chính trị trong những năm qua đã làm tăng lạm phát ở các quốc gia, tác động tiêu cực đến quyền tiếp cận LTTP của người dân.
Bà Estrella Esther Penunia dẫn chứng thực tế ở một số khu vực, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, người nông dân thậm chí phải bán đất đai, tư liệu sản xuất chính của họ do đói nghèo và trở thành người không có đất đai để sản xuất, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh kế của người dân. Những điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết vào việc chuyển đổi hệ thống LTTP nhằm đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe bao trùm cho các bên, nhất là các đối tượng yếu thế. Đồng thời, đảm bảo yếu tố bình đẳng, không bỏ ai lại phía sau, cũng như đảm bảo công bằng cho các bên.
Ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc FAO cho rằng, bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cấp bách hệ thống LTTP theo hướng hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn. Để làm được điều này phải có sự chung tay của tất cả các nước.
Hiến kế xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững
Bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) nhấn mạnh: “Chuyển đổi hệ thống LTTP là yêu cầu thực sự cần thiết, vì vậy, nếu các quốc gia, đối tác liên kết tốt thì sự thay đổi sẽ ngày càng rõ rệt và hiệu quả hơn”.
Khẳng định việc chuyển đổi hệ thống LTTP đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực nhằm đạt được tất cả 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng: “Việt Nam cần phải hành động mạnh mẽ để đảm bảo hệ thống LTTP thích ứng thông minh với tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, các loại dịch bệnh, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và đa dạng hóa nguồn sinh kế và thu nhập cho các nông hộ - kèm theo việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn về xã hội và môi trường được bền vững”.
 
Xây dựng hệ thống thực phẩm phù hợp, tạo ra những khẩu phần ăn lành mạnh, bảo vệ được hệ sinh thái, môi trường là mục tiêu hướng đến của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Ảnh: Đinh Tùng
Trên thực tế, ngày 28/3/2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, để thực thi mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, mà Việt Nam khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Hệ thống LTTP năm 2021.
Ông Joao Campari, lãnh đạo Chương trình thực phẩm toàn cầu WWF cho biết: “Chúng ta đang ở trong một thời khắc quan trọng đối với tương lai của hệ thống LTTP trên thế giới cho người dân toàn cầu. Chúng ta đều phải chung tay để hướng tới mục tiêu về phát triển bền vững đến năm 2030. Cách duy nhất để đạt được mục tiêu đó là chúng ta phải có những hành động đầy hoài bão nhằm chuyển đổi hệ thống LTTP với tính cấp bách và quy mô lớn”.
Ông Joao Campari cho rằng: “Chúng ta phải xem xét từ một lăng kính toàn cầu đơn lẻ, phải bóc tách sự tập trung theo cấp hệ thống LTTP ở cấp quốc gia, cấp khu vực chứ không chỉ là hệ thống toàn cầu để nó phù hợp với bối cảnh của địa phương. Chúng tôi cũng xây dựng một kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP giúp các quốc gia xác định những hành động nào sẽ có tác động tiềm năng cao nhất và căn cứ vào thực tế của mỗi địa phương để áp dụng”.
Nhận định quản trị hệ thống LTTP đang có dấu hiệu suy thoái, Đại sứ Gabriel Ferrero, Chủ tịch Ủy ban An ninh lương thực thế giới (CFS) cho rằng, việc thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu cần thực hiện cấp bách ngay lập tức với sự tham gia của các bên liên quan. Sự chuyển đổi này phụ thuộc vào hệ thống chính sách và ý chí chính trị của mỗi quốc gia. “Chúng ta không thể chờ đợi 10 - 20 năm nữa rồi mới chuyển đổi; làm thế nào để giải quyết được vấn đề khủng hoảng năng lượng, tận dụng chất thải trong nông nghiệp? Thách thức này cần phải xem xét trên phương diện tích hợp của các bên tham gia” - Đại sứ Gabriel Ferrero nói.
Đại sứ Gabriel Ferrero cho hay: “Cấp độ quốc tế, để cải thiện hệ thống LTTP cần sự chỉ đạo của các tổ chức quốc tế, sự hiệp lực của các ngành y tế, thương mại, nông nghiệp, tài chính... và cần một cơ quan đứng ra dẫn dắt từ góc độ toàn cầu. Tiếp đó là quyền tiếp cận thực phẩm. Cần đặt con người là trung tâm, sau đó cải thiện hệ thống chính sách pháp luật, từ đó xây dựng hệ thống thực phẩm phù hợp, tạo ra những khẩu phần ăn lành mạnh, bảo vệ được hệ sinh thái, môi trường”.
Ông David Cooper, Quyền Thư ký điều hành, Ban Thư ký các công ước về đa dạng sinh học (CBD) chia sẻ: “Trong cách thức quản lý thực phẩm thì yếu tố đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng, nhất là sự đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi. Chúng giúp ích rất lớn cho chúng ta trong việc đảm bảo nguồn cung LTTP. Để quản lý hệ thống LTTP bền vững đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ như thay đổi phương pháp sử dụng đất, hạn chế khai thác thủy sản quá mức, ngăn ngừa ô nhiễm, thích ứng với biến đổi khí hậu”.
“Hiện nay, chúng ta đang có hệ thống LTTP dựa trên rất nhiều yếu tố đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... nên dẫn tới việc tiêu dùng không bền vững, làm tổn thất về thực phẩm, phát sinh những vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta phải giải quyết tất cả yếu tố này để chuyển đổi hệ thống LTTP một cách bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống thực phẩm thường có tính kết nối thành chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ. Do đó, cần có biện pháp cụ thể để hướng tới mục tiêu duy trì, bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng gen. Sự đa dạng giống cây trồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thất thoát chất dinh dưỡng” - Ông David Cooper đề xuất./.

Nguồn: https://www.bienphong.com.vn/cung-nhau-phat-trien-he-thong-luong-thuc-thuc-pham-ben-vung-post460995.html

Còn lại: 1000 ký tự
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam

(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).

Xem chi tiết
Nhật Bản tài trợ không hoàn lại cho Dự án nông nghiệp của Đồng Tháp trị giá gần 200.000 đô la Mỹ

(CHG) - Chiều ngày 25/3, tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản đã diễn ra Lễ ký kết không hoàn lại cho Dự án của Tổ chức phi lợi nhuận của Chính phủ Nhật Bản là Seed to Table trong năm tài chính năm 2024 tại tỉnh Đồng Tháp.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines và VNPT hợp tác phát triển dịch vụ kết nối internet trên máy bay

(CHG) - Hôm 25/3, Vietnam Airlines và VNPT vừa ký kết hợp tác triển khai dịch vụ kết nối internet trên máy bay (IFC - InFlight Connectivity). Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của Hãng hàng không Quốc gia trong hành trình chuyển đổi số và nâng tầm dịch vụ.

Xem chi tiết
Viện IMRIC Hội nghị đầu năm và ra mắt CLB doanh nhân

(CHG) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã tổ chức Hội nghị tân Xuân Giáp Thìn. Đồng thời ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines và tỉnh Sơn La ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

(CHG) - Hôm 20/3, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và UBND tỉnh Sơn La chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2028.

Xem chi tiết
2
2
2
3