Hệ thống lương thực Việt Nam hướng tới tiếp cận đa mục tiêu


(CHG) Trong buổi làm việc với bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần vào nguồn cung ứng lương thực của thế giới.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam cùng các đại biểu- Ảnh: Bộ NN&PTNT
Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ sự ấn tượng về những dấu ấn mà tổ chức LHQ đã để lại trên khắp các vùng miền Việt Nam trong suốt thời gian qua. Các hoạt động của LHQ đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, bình đẳng giới ở những vùng nông thôn còn khó khăn trước những thách thức của biến đổi khí hậu, môi trường, đa dạng sinh học, thiên tai...
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần vào nguồn cung ứng lương thực của thế giới.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030, trong đó mục tiêu chính là chuyển đổi hệ thống lương thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng dựa trên lợi thế địa phương, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và trách nhiệm với thế giới.
Với cách tiếp cận như vậy, Bộ trưởng mong muốn LHQ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình phát triển, còn hạn chế về nhiều mặt so với nhiều nước trên thế giới, thực thi sứ mệnh của mình. Hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới một cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Trong đó, bao gồm việc chuyển đổi thành quốc gia cung ứng thực phẩm minh bạch, bền vững, đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu. Hệ thống lương thực sẽ thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, sinh thái, đa dạng sinh học. Đồng thời hệ thống này cũng cung cấp nguồn sinh kế bền vững trong khi vẫn đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt cho người nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương ở vùng nông thôn, miền núi.
Bộ trưởng tin tưởng rằng các tổ chức quốc tế cùng Bộ NN&PTNT sẽ tạo ra những mô hình, sáng kiến, cách tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề mà các địa phương và người dân đang cần.
Tại buổi làm việc, bà Pauline Tamesis bày tỏ sự quan tâm đến phương pháp tiếp cận mang tính kết nối và đồng bộ để ứng phó với biến đổi khí hậu, trong quá trình chuyển dịch hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, phòng chống thiên tai, chuyển đổi số… Ngoài ra, bà Pauline Tamesis cũng mong muốn phối hợp tốt hơn với Bộ NN&PTNT để từ đó hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Bà Pauline Tamesis rất đồng tình trong việc  xây dựng một phương pháp tiếp cận tổng hợp và đa ngành để phát triển địa phương trong đó lấy người dân làm trung tâm, giúp người dân có được sự chuẩn bị tốt hơn cho việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp/nguy cấp hoặc có sự tham gia đầy đủ hơn trong quá trình quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội.
Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam khẳng định sẽ quyết tâm cùng các tổ chức LHQ tại Việt Nam thực hiện tốt các định hướng hợp tác theo đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/he-thong-luong-thuc-viet-nam-huong-toi-tiep-can-da-muc-tieu-102230414174429874.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam

Đề tài Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam do ThS. Nguyễn Ngọc Hà (Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động của thay đổi mức lương tối thiểu đối với thị trường lao động tại Việt Nam

Đề tài Tác động của thay đổi mức lương tối thiểu đối với thị trường lao động tại Việt Nam do TS. Cao Văn Trường (Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học công lập

Đề tài Hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học công lập do TS. Ngô Thị Thu Trang (Trường Đại học Công đoàn) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam do ThS. Bùi Thị Phương Linh (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) - ThS. Nguyễn Toàn Trí (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) thực hiện

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Bà Huỳnh Thị Chiến Hòa giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020 - 2025

(CHG) Sáng 11/10, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Bà Huỳnh Thị Chiến Hòa đã nhận quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3