Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Nghị định về Kinh doanh xăng dầu


(CHG) Sáng ngày 14/2, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu”.

Tham gia hội thảo có đại diện Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, Đại diện Ban Pháp chế, VCCI, các Hiệp hội ngành hàng và hơn 100 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, thương nhân phân phối và đại lý bán lẻ xăng dầu.

Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu tham gia hội thảo.

Hội thảo tập trung vào 6 vấn đề trọng tâm. Trong đó, nhiều doanh nghiệp xăng dầu đã kiến nghị cần sửa đổi các quy định về công thức tính giá cơ sở, mức chiết khấu; không hạn chế nguồn lấy hàng của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Cùng với đó là vấn đề điều hành và cơ chế điều hành thị trường xăng dầu: Cần phải tính toán khoa học, cân đối những ràng buộc từ hệ thống nhập khẩu, thương nhân phân phối, thương nhân bán lẻ xăng dầu...
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định: Hội thảo được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp để sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu sao cho phù hợp nhất với bối cảnh thế giới, bối cảnh kinh tế xã hội trong nước, sát với các biến động thị trường và đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước nhưng phải làm sao tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân.


Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phát biểu tại buổi hội thảo.

Xăng dầu là mặt hàng rất quan trọng, nhạy cảm, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, đầu vào cho mục tiêu kiểm soát CPI. Đây cũng là lý do mặt hàng xăng dầu luôn nhận được quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Trong điều hành giá xăng dầu, cơ quan điều hành luôn phải đảm bảo mục tiêu làm sao đáp ứng được nguồn cung xăng dầu, đồng thời đảm bảo giá xăng dầu phải góp phần kiểm soát CPI. Câu chuyện quản lý luôn đặt ra bài toán cạnh tranh và thị trường.
Cũng theo ông Trần Duy Đông, trước đây, quá trình sửa đổi Nghị định 83 và ban hành Nghị định 95 đã mất 2,5 năm, có sự tham gia góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, trải qua quá trình thảo luận, xin ý kiến rất dài. Hiện nay, tất cả những vấn đề đặt ra trong quá trình sửa đổi Nghị định 83 và 95 đều là những vấn đề đã đưa ra thảo luận từ quá trình sửa đổi Nghị định 83 trước đây, ví dụ như vấn đề Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; thời gian điều hành; dự trữ xăng dầu; quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý… Đó đều là những vấn đề đã được đưa ra thảo luận rất kỹ trong quá trình sửa đổi.
Tuy nhiên, biến động của thị trường xăng dầu những năm qua, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina, biến động giá xăng dầu ở biên độ cao và chưa từng xảy ra trước đó… Do đó, ta phải tư duy về các công cụ quản lý nhà nước nên can thiệp đến đâu? Tư duy về quan hệ cung cầu, về quy luật cạnh tranh? Đó là dịp để ta nhìn lại để làm sao có được thị trường xăng dầu đạt được mục tiêu cao nhất là đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, kiểm soát CPI – một trong những cân đối chính của kinh tế... Mục tiêu nữa là thúc đẩy cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đó là những mốc ta cần xem lại cách điều hành và sửa nghị định.
Đồng thời, đại diện phía Bộ Công Thương khẳng định: “Tất cả những vấn đề đưa ra đều đang trong quá trình soạn thảo, trao đổi ý kiến để làm sao đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Mỗi 1 phương án lựa chọn đều có ưu và nhược điểm, nhưng khi lựa chọn thì phải chấp nhận. Việc làm chính sách thì phải hướng đến lâu dài và tôn trọng qyu định khách quan, không chạy theo những vấn đề cục bộ, mang tính hiện tượng. Quan điểm của Bộ Công thương và ban soạn thảo là thực sự lắng nghe, thực sự cầu thị để làm sao có thị trường xăng dầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát CPI, đảm bảo cuộc sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp”.
Tham gia Hội thảo, đại diện phía VCCI, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng: Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và 83 của Bộ Công Thương lần này là rất rõ ràng, rất thẳng thắn và không ngại va chạm. Đây là tín hiệu thúc đẩy đối thoại. Sự kiện hôm nay có sự hiện diện của các doanh nghiệp đến từ 50 tỉnh, thành cả nước, thể hiện sự quan tâm rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nhân phân phối, đầu mối nhập khẩu, nên cho thấy nhu cầu sửa đổi Nghị định này trong cộng đồng doanh nghiệp rất lớn trong thời gian tới.
Đồng thời, đại diện VCCI khẳng định, xăng dầu là mặt hàng quan trọng đặc biệt của quốc gia. Điều hành giá xăng dầu là khó khăn.
Giá cao có lợi cho DN nhưng lại ảnh hưởng tới người tiêu dùng, DN và nền kinh tế. Ngược lại nếu giá sát với chi phí, thấp hơn sẽ gây ảnh hưởng và thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh.
Cũng trong buổi Hội thảo ông Đậu Anh Tuấn cho rằng: Quan điểm nhất quán trong sửa đổi dự thảo phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, việc áp dụng mệnh lệnh hành chính chỉ là giải pháp tình thế. Đơn cử như, vừa qua cơ quan quản lý nhà nước xử lý nghiêm trước tình trạng cây xăng đóng cửa chỉ là giải pháp tình thế. Nếu như không giải quyết bài toán chi phí, thuế, tiến tới thị trường thì mới hiệu quả, trong khi thực tế DN đang kinh doanh lỗ.
Cùng với đó, để tạo động lực trong kinh doanh cho các doanh nghiệp, cũng như quá trình cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, ông Tuấn nhấn mạnh: “Thể chế cần phải tạo động lực cho DN muốn bán hàng, muốn cạnh tranh lành mạnh. Do đó, việc xây dựng Nghị định cần đáp ứng nhu cầu và mong muốn của DN”.
Nóng nhất buổi đối thoại chính là phần ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, với mong muốn xăng dầu về mức chiết khấu tối thiểu.


Các doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến tại buổi hội thảo.

Ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc, tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Cần xem xét chiết khấu như là phí xăng dầu mà doanh nghiệp bán lẻ thu hộ chứ không phải là vấn đề quá to tát. Thay vì trước đây nộp cho nhà nước thì nay giữ lại để hoạt động và coi đây là công cụ để giúp doanh nghiệp bán lẻ hoạt động trrong mọi tình huống biến động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới”.
Ông Tây phân tích về phần chiết khấu tối thiểu là phần cứng và là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu được đề xuất bởi công thức giá cơ sở, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của cả hệ thống kinh doanh xăng dầu được công bằng và ổn định. Phần chiết khấu còn lại là phần mềm, là sự cơ động, linh hoạt của các nhà cung cấp.
Bên cạnh đó, ông Tây cũng đề xuất giải pháp: Chi phí lưu thông trong công thức tính giá cơ sở cần được chia rõ phần phí và lợi ích của cả 3 đối tượng kinh doanh gồm doanh nghiệp đầu mối; thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ.
Với chi phí lưu thông chung là 1.350 đồng/lít xăng bao gồm: lợi nhuận định mức là 300 đồng và 1.050 đồng chi phí lưu thông/lít xăng, ông Tây cho rằng: Chỉ cần phân chia trong công thức giá cơ sở đã xây dựng ra thành 3 phần ở các khâu theo tỷ lệ phù hợp với sự đóng góp trong cả hệ thống.
Ông Tây cũng đề nghị: Phân chia tỉ lệ ở các khâu về chi phí lưu thông định mức và riêng khâu bán lẻ là cộng thêm 5% giá bán thời điểm, tương đương với 1.180 đồng/lít theo giá hiện nay.

Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Chủ tịch Thaco: “Việt Nam có thể sản xuất đến 40% linh kiện phụ tùng cho khối FDI”

(CHG) - Mục tiêu của Thaco trong năm 2024, sẽ xuất khẩu đạt giá trị gần 140 triệu USD thông qua đơn hàng từ các doanh nghiệp FDI.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
2
2
2
3