Kết quả tích cực khi áp dụng quy trình xác thực chống hàng giả trong nông sản


(CHG) Chiều 29/12, trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, UBND huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP 2022 với chủ đề “Khơi nguồn nội lực, hội nhập và phát triển”.
PGS. TSKH Bùi Thị An, Đại biểu quốc hội khóa XIII phát biểu tại hội nghị.
Tham dự có PGS.TSKH Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội; Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà; Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam Từ Tuyết Nhung; cùng đại diện UBND, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà cho biết, năm 2022 đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng với toàn thể chính quyền và người dân Đông Anh. Đây là năm bản lề cho việc nâng tầm huyện Đông Anh thành quận Đông Anh, với những nỗ lực chuyển mình từ cơ sở hạ tầng đường - trường - trạm đến vận hành bộ máy quản lý, sản xuất và “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” theo Chương trình 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội.
“Với 180 sản phẩm OCOP (trong đó có 1 sản phẩm 5 sao 58 sản phẩm 4 sao và 113 sản phẩm 3 sao) được mang đến tại Hội nghị lần này, những giá trị kết nối, hợp đồng hợp tác, liên kết, đầu tư sẽ được thiết lập và triển khai thành công, tạo đà phát triển cho những năm kế tiếp; góp phẩn triển khai thành công các chương trình, mục tiêu kinh tế, phát triển của UBND huyện Đông Anh về triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Đông Anh”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh nhấn mạnh.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu khai mạc Hội nghị.
Cũng theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, vấn đề nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có huyện Đông Anh thì vai trò và vị trí của nông nghiệp, của người nông dân luôn quan trọng, với việc tạo điều kiện của lãnh đạo huyện thì việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp của Đông Anh sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lại với nhiều sản phẩm hiện nay đã và đang có mặt tại nhiều nơi trên cả nước mang thương hiệu đến từ Đông Anh.
Tại Hội nghị, PGS.TSKH Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII chia sẻ: Cần chung tay để đưa nền nông nghiệp của nước ta phát triển hơn và bền vững, tăng cường chuỗi liên kết giữa “Nhà khoa học - nhà sản xuất - nhà nước - nhà tiêu thụ - nhà báo”, đặc biệt với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn báo chí vào cuộc trong công tác quảng bá, truyền thông các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tới các thị trường, giúp người sản xuất bán được sản phẩm và người tiêu dùng có nơi để mua sắm hợp lý. 
Để sản phẩm của người dân Đông Anh đến trực tuyến với người tiêu dùng, theo TSKH Bùi Thị Anh chắc chắn luôn cần sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo huyện bằng việc kết nối với các doanh nghiệp siêu thị, hỗ trợ thuế, mặt bằng trong nông nghiệp,… và kéo dài hơn thời gian lãi suất và thủ tục nhanh chóng cho người dân khi vay vốn tín dụng phục vụ tích cực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế. 
Với hơn 60 sản phẩm nông nghiệp rau, củ quả được mang đến tại Hội nghị lần này, bà 
Từ Tuyết Nhung Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam  đã nêu ra một số vấn đề mang tính định hướng trong “Nhu cầu sản xuất an toàn và tính bền vững của kinh tế tuần hoàn, tiềm năng phát triển của Đông Anh”. Sản phẩm hữu cơ đang được nhà nước thúc đẩy hỗ trợ và đi song song với nó là phát triển kinh tế tuần hoàn, thay vì việc tự phát của nông dân xưa nay trong việc chăm bón cây trồng, rau củ quả thì với những chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay đã tạo ra một nền tuần hoàn bền vững, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn, động lực cho người nông dân tạo ra các sản phẩm sạch, giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên khó tái tạo lại. 
Những kết quả đáng tích cực trong việc thực hiện áp dụng sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” của thành phố trong công tác truy xuất nguồn gốc, đã trở thành chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp, là điều kiện yêu cầu bắt buộc để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ năm 2017, Hà Nội đã bắt đầu thí điểm áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây kinh doanh trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội. Từ thành công ban đầu này, năm 2018 Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND về việc áp dụng sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” tên thương mại là CheckVN để triển khai xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc thành phố Hà Nội. Năm 2018, huyện Đông Anh đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn giao tài khoản quản trị hệ thống truy xuất nguồn gốc huyện Đông Anh: da.check.net.vn để vận hành và quản lý an toàn thực phẩm, quản lý doanh nghiệp sản xuất nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh.
Tại Hội nghị, các đại biểu còn được nghe các chia sẻ của các đơn vị doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử Ubofood và các nhà bán lẻ, thu mua, phân phối, tiêu thụ đầu ra sản phẩm nông nghiệp về yêu cầu khi tham gia vào chuỗi và nhu cầu hợp tác xây dựng vùng sản xuất, chuỗi liên kết tại Đông Anh…
Hội nghị được tổ chức trong không gian của “Ngày hội sản phẩm OCOP và sản phẩm truyền thống huyện Đông Anh năm 2022” diễn ra trong 4 ngày từ 29/12/2022 - 01/01/2023.
Còn lại: 1000 ký tự
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam

(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).

Xem chi tiết
Nhật Bản tài trợ không hoàn lại cho Dự án nông nghiệp của Đồng Tháp trị giá gần 200.000 đô la Mỹ

(CHG) - Chiều ngày 25/3, tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản đã diễn ra Lễ ký kết không hoàn lại cho Dự án của Tổ chức phi lợi nhuận của Chính phủ Nhật Bản là Seed to Table trong năm tài chính năm 2024 tại tỉnh Đồng Tháp.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines và VNPT hợp tác phát triển dịch vụ kết nối internet trên máy bay

(CHG) - Hôm 25/3, Vietnam Airlines và VNPT vừa ký kết hợp tác triển khai dịch vụ kết nối internet trên máy bay (IFC - InFlight Connectivity). Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của Hãng hàng không Quốc gia trong hành trình chuyển đổi số và nâng tầm dịch vụ.

Xem chi tiết
Viện IMRIC Hội nghị đầu năm và ra mắt CLB doanh nhân

(CHG) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã tổ chức Hội nghị tân Xuân Giáp Thìn. Đồng thời ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines và tỉnh Sơn La ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

(CHG) - Hôm 20/3, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và UBND tỉnh Sơn La chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2028.

Xem chi tiết
2
2
2
3