TP.HCM: Sẽ có trung tâm xử lý tin giả…


(CHG) Trước vấn nạn tin giả xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, TP.HCM nghiên cứu thành lập bộ phận xử lý tin giả, dự kiến đặt tại Trung tâm Báo chí TP.HCM.
Trung tâm báo chí TP.HCM

Trung tâm báo chí TP.HCM

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM thành lập bộ phận xử lý tin giả, dự kiến đặt tại Trung tâm Báo chí TP.HCM, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam. Kèm với việc hình thành trung tâm này thì sẽ có quy chế hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn để xử lý tin giả.
Ông Lâm Đình Thắng- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết nội dung thông tin trên mạng internet, mạng xã hội được cung cấp chủ yếu bởi 2 nguồn: Thứ nhất từ các tổ chức cá nhân trong nước, có rõ nguồn rõ ràng và được cấp giấy phép; Thứ hai từ các trang không rõ nguồn gốc, tuy cung cấp thông tin tiếng Việt nhưng tên miền quốc tế và đặt máy chủ ở nước ngoài… Bên cạnh đó, các mạng xã hội xuyên biên giới được nhiều người dùng hiện nay như Facebook, Youtube, Tiktok là những mạng được người Việt sử dụng nhiều nhất. Các thông tin giả chủ yếu xuất phát lan truyền trên các mạng xã hội nước ngoài này và rất khó để chấn chỉnh do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam không có đại diện pháp lý tại Việt Nam (pháp luật không bắt buộc). Đồng thời, tuy là thông tin tiếng Việt nhưng tên miền quốc tế, máy chủ đặt tại nước ngoài. Do vậy, khi các cơ quan yêu cầu gỡ bỏ các thông tin sai lệnh thì các doanh nghiệp này phần lớn tìm cách né tránh, dẫn đến thông tin giả, sai lệch nhiều…
Song song với việc thành lập bộ phận xử lý tin giả, sẽ có quy chế hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn để xử lý tin giả. Quy chế này sẽ xác định được 3 bộ phận quan trọng gồm: Bộ phận tiếp nhận thông tin; bộ phận xác định thông tin đó là thông tin giả; bộ phận công bố tin giả, tin sai lệch…
Còn lại: 1000 ký tự
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Vai trò tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bài báo: “Vai trò tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam” do Th.S. Nguyễn Bá Thanh - Trường Đại học Tài chính – Marketing thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

Bài báo Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai do ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Quản trị và Marketing - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến

Bài báo nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến" ThS. Đào Văn Hảo (Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Văn Hiến) và ThS. Nguyễn Huỳnh An (Khoa Kinh doanh & Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3