10 tháng đầu năm, lượng than nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 41,3 triệu tấn


(CHG) 10 tháng đầu năm, nhập khẩu than đạt hơn 41,3 triệu tấn với trị giá hơn 5,85 tỷ USD, tăng mạnh 53,6% về lượng nhưng giảm 6,1% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Nhập khẩu than các loại của Việt Nam đạt hơn 3,6 triệu tấn với hơn 495,2 triệu USD trong tháng 10/2023, tăng 11% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với tháng trước đó là số liệu vừa được Tổng cục Hải quan  công bố mới đây. Lũy kế 10 tháng đầu năm, nhập khẩu than đạt hơn 41,3 triệu tấn với trị giá hơn 5,85 tỷ USD, tăng mạnh 53,6% về lượng nhưng giảm 6,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Nhập khẩu than của Việt Nam đạt hơn 3,6 triệu tấn với hơn 495,2 triệu USD trong tháng 10/2023.
 
Giá nhập khẩu bình quân ghi nhận giảm kỷ lục, đạt 141,6 USD/tấn, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Úc là nhà cung cấp than lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm với 16,6 triệu tấn, đạt trị giá hơn 2,72 tỷ USD.
Việt Nam đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ Indonesia với giá rẻ nhất trong tất cả các thị trường. Cụ thể, trong tháng 10/2023, nhập khẩu than từ quốc gia Đông Nam Á này đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá hơn 141,8 triệu USD, tăng 170% về lượng và tăng 159,2% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 1,71 tỷ USD để nhập khẩu 15,4 triệu tấn than từ Indonesia, tăng 76,3% về sản lượng và tăng 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân đạt 111 USD/tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Indonesia là thị trường lớn thứ 2 cung cấp than cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 37,2% về lượng và 29,2% về kim ngạch.
Tỷ trọng than nhập khẩu giá cao ngày càng tăng. Hiện nay, than trong nước được khai thác ở mức 43-45 triệu tấn/năm, chỉ đáp ứng khoảng một nửa lượng than cho các nhà máy điện than. Với quy mô điện than như hiện tại, ước tính than trong nước chỉ đảm bảo cho sản xuất dưới 20% tổng sản lượng điện; các nhà máy còn lại phải nhập khẩu than, hoặc sử dụng than trộn.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, lượng than nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh, từ mức 6,9 triệu tấn của năm 2015 đã tăng lên mức “đỉnh” trên 54 triệu tấn vào năm 2020. Chỉ riêng 10 tháng năm 2023, nhập khẩu than đã vượt 40 triệu tấn.
 
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3