9 tháng, Việt Nam nhập khẩu sắt thép từ những thị trường nào?


(CHG) 9 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 9,33 triệu tấn sắt thép với trị giá 7,53 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng nhưng lại giảm 21,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2023, Việt Nam nhập khẩu 1,4 triệu tấn sắt thép với trị giá 996 triệu USD, tăng lần lượt 9,1% về lượng và 6,3% về trị giá so với tháng 8 năm 2023. So với cùng kỳ năm trước, lượng và trị giá tăng lần lượt 89% và 40%.
Lũy kế 9 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 9,33 triệu tấn sắt thép với trị giá 7,53 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng nhưng lại giảm 21,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 9,33 triệu tấn sắt thép với trị giá 7,53 tỷ USD.
 
9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, nhập khẩu 5,5 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc với kim ngạch 3,88 tỷ USD, tăng 38% về lượng nhưng lại giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc chiếm lần lượt 59% và 51% tổng nhập khẩu của Việt Nam.
Lượng sắt thép nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 1,46 triệu tấn, là một trong hai thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt trên 1 triệu tấn. Kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ Nhật Bản đạt 1,11 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép từ thị trường này lần lượt tăng 5,8% và giảm 19,4%.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng bán hàng thép xây dựng trong nước đạt 958.560 tấn, tăng 9% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức sản lượng thép xây dựng bán hàng trong tháng được ghi nhận cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay.
Cũng trong tháng 9/2023, sản lượng thép xây dựng sản xuất đạt 876.043 tấn, giảm lần lượt so với tháng trước là 6% và giảm 20% so với tháng 9/22; Bán hàng đạt 958.560 tấn, tăng 9% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng năm 2023: Sản xuất thép xây dựng đạt 7,722 triệu tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ 2022; Bán hàng đạt 7,738 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 344.676 tấn, giảm 12,9% so với cùng kì năm 2022.
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3