Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ đầu tư KCN liên tục “áp đặt” tăng phụ phí, doanh nghiệp đồng loạt phản đối


Giữa lúc kinh tế khó khăn, chủ đầu tư KCN Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã liên tục đưa ra những quy chế quản lý có phần “áp đặt” khiến doanh nghiệp bức xúc.

Theo đó, 19 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đồng loạt viết đơn phản ánh về việc Công ty TNHH Phát triển quốc tế Formosa (FIDC) là Chủ đầu tư của Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2 đã áp đặt một số quy định bất hợp lý mà không thông qua thảo luận, lấy ý kiến của doanh nghiệp gây ra nhiều bức xúc.

Nội dung phản ánh cho biết, ngày 26/5/2023, FIDC đã ban hành Công văn số 118/2023/CV.FIDC quy định, kể từ ngày 1/6/2023 các hoạt động thu gom chất thải riêng lẻ trong KCN Mỹ Xuân A2 sẽ do FIDC đảm nhiệm với đơn giá là 400.000 đồng/m3. Các loại xe chuyên dụng hoặc tự chế để thu gom chất thải dạng lỏng do các đơn vị bên ngoài KCN vận chuyển sẽ không được phép đi vào KCN Mỹ Xuân A2.

Không chấp nhận với quy định của FIDC, một doanh nghiệp (xin được giấu tên, trong KCN Mỹ Xuân A2) cho biết, từ ngày 15 đến 23/12/2023, công ty có thuê đơn vị hút hầm cầu đến để khảo sát, tư vấn, tuy nhiên đã bị lực lượng của FIDC gây khó khăn, cản trở.

“FIDC đã vi phạm quy định, gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, vi phạm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp”, doanh nghiệp bức xúc chia sẻ.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ đầu tư KCN liên tục “áp đặt” tăng phụ phí, doanh nghiệp đồng loạt phản đối
Lực lượng bảo vệ của FIDC ngăn chặn xe xử lý môi trường ra, vào KCN Mỹ Xuân A2

Đến ngày 6/10/2023, FIDC tiếp tục ban hành Công văn số 281/2023/CV.FIDC quy định, kể từ ngày 10/10/2023 sẽ áp dụng đơn giá đối với hành vi vi phạm xả thải trong KCN Mỹ Xuân A2 được xử lý bằng xe hút với đơn giá là 800.000 đồng/m3.

Đối với quy định này của FIDC, các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây cho rằng, nếu không may gặp sự cố khách quan như bị cúp điện đột ngột dẫn đến nước chảy ra hệ thông thoát nước mưa (kể cả là nước sạch dùng để sinh hoạt). Mặc dù chỉ chảy ra 1 đoạn ra ngoài cống nước mưa KCN, doanh nghiệp đã ngay lập tức dùng bơm hút nước bị tràn, nhưng FIDC vẫn không cho doanh nghiệp thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố mà phải do phía FIDC dùng xe bồn đến hút, hút hết lại chở xe nước sạch đến xả xuống nói là để súc sửa và lại hút tiếp. Việc này rất mất thời gian và tốn kém cho doanh nghiệp dù không nhất thiết.

“FIDC không cho chúng tôi cân đo để biết lượng nước hút đi là bao nhiêu, thậm chí còn nói không cần xác nhận của doanh nghiệp chúng tôi. Cuối tháng thì tự động xuất hóa đơn và yêu cầu chúng tôi phải trả tiền”, các doanh nghiệp bức xúc.

Được biết, vào tháng 11/2023, FIDC cung cấp cho các doanh nghiệp bản hợp đồng xử lý nước thải và hợp đồng thu phí quản lý KCN mới.

Đáng chú ý, các hợp đồng này có đơn giá tăng rất cao, cụ thể, phí xử lý nước thải tăng từ 5.208 đồng/m3 lên 15.300 đồng/m3 (gấp 3 lần, tương đương tăng 194%), trong khi đó, hợp đồng thuê đã ký kết giữa doanh nghiệp và FIDC quy định chỉ tăng tối đa 15%/mỗi 2 năm.

Tòa nhà trụ sở Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa (FIDC) tại khu Công nghiệp Mỹ Xuân 2
Tòa nhà trụ sở Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa (FIDC) tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 - Ảnh: CL

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào ngày 6/11/2023, khi FIDC ban hành Quy chế hoạt động kinh doanh KCN Mỹ Xuân A2. Theo đó, FIDC sẽ cung cấp một loạt các dịch vụ, gồm: Xử lý nước thải, hút hầm cầu, xử lý rác thải, nhà ăn, trung tâm y tế, cung ứng nhân lực, trung tâm hội nghị, ngân hàng...

Tại khoản 1, 2, 3 của Điều 2 quy định, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thuê FIDC là đơn vị đầu mối thực hiện và thu phí theo quy định.

Tại Điều 61 nêu rõ nếu doanh nghiệp xây dựng cảnh quan cây xanh trong khuôn viên phải xin phép FIDC và phải được FIDC cấp “Giấy chứng nhận kiểm tra cảnh quan của KCN Mỹ Xuân A2” mới được thực hiện.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ đầu tư KCN liên tục “áp đặt” tăng phụ phí, doanh nghiệp đồng loạt phản đối
Quy chế hoạt động kinh doanh Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc

Ngoài ra, FIDC còn yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí kiểm tra mẫu nước thải cho bên thứ 3 nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả của FIDC thì sẽ phải trả phí mẫu kiểm tra nước thải cho Quatest 3 (Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3). Nếu mẫu nước thải của bên thứ 3 và FIDC sai biệt quá 15% hoặc nếu doanh nghiệp không ký lên mẫu nước thải thì phải trả thêm cho FIDC các khoản phí 1.000.000 đồng cho nhân công đi lấy lại mẫu, 1.000.000 đồng để gửi mẫu đi Quatest 3 và 5% tổng chi phí trên cho FIDC.

Đáng nói, những nội dung này, các doanh nghiệp không được tham gia đóng góp ý kiến.

Liên quan đến những nội dung các doanh nghiệp phản ánh, chiều 3/1/2024, phóng viên Báo Công Thương đã liên hệ với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Lê Xá, Phó trưởng Ban phụ trách cho biết, phía Ban Quản lý đã tổ chức 2 cuộc họp 3 bên nhưng bất thành.

“Ban đã tổ chức 2 cuộc họp, nhưng Chủ đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (FIDC) rất cố chấp, không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Có thể sắp tới sẽ tiếp tục mời làm việc nên hiện tại chưa có thông tin để cung cấp”, ông Lê Xá chia sẻ.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin.

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3