Bài 1: Liên tiếp các cửa hàng xăng, dầu đóng cửa, treo biển ngừng bán hàng


(CHG) Thời gian qua, hiện tượng nhiều cây xăng đóng cửa hoặc đề nghị tạm dừng bán hàng đã khiến dư luận phản ứng gay gắt, báo chí đưa tin, Chính phủ liên tiếp ra văn bản chỉ đạo các bộ, ngành liên quan không được để thiếu xăng. Liên ngành Bộ Công thương – Bộ Tài chính đã liên tục đưa ra các biện pháp xử lý, nhằm sớm khắc phục tình hình khan hiếm xăng dầu, nhằm ổn định thị trường. 
Nhiều cửa hàng xăng dầu dừng bán hàng tại TP. HCM.
Nhiều điểm “nóng” về xăng dầu
Theo Bộ Công Thương, trong những ngày gần đây, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa, hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Phước, Đăk Lăk. 
Cụ thể, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có một số cửa hàng xăng dầu hết hàng tạm thời, tính đến ngày 11/10, con số này là có 137/550 cửa hàng..
Sở Công thương tỉnh An Giang cho biết đã tiếp nhận 24 thông báo tạm dừng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó, Sở Công Thương chỉ chấp thuận cho 2/559 cửa hàng xăng dầu tạm dừng kinh doanh (chiếm 0,35%) do đường giao thông đang sửa chữa, 22 cửa hàng còn lại vẫn đang hoạt động bình thường. Hiện trên địa bàn tỉnh này có 30/559 (chiếm 55) cây xăng vẫn mở cửa bán hàng nhưng không có xăng để bán.
Tại tỉnh Bình Phước, đến ngày 10/10/2022, địa bàn tỉnh có 27/415 cửa hàng bán lẻ xăng dầu (hầu hết ở địa bàn vùng sâu, vùng xa) dừng hoạt động (chiếm 6,5%), 23 cửa hàng hết xăng còn dầu, 02 cửa hàng hết dầu còn xăng (tương ứng 55 và 0,48%). 
Tại tỉnh Hậu giang, tính đến 14h chiều ngày 10/10/2022, trên địa bàn tỉnh có 21/211 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hết xăng, dầu (chiếm 9%); 07 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hết xăng, còn dầu (chiếm 3%), một số thương nhân đang gặp khó khăn do không mua được hàng hóa từ các đầu mối xăng dầu để cung cấp cho hệ thống.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh hiện có 05/128 cửa hàng xăng dầu đóng cửa (chiếm 3,9%). Sở cũng nhận được 8 đơn đề nghị ngừng bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên Sở Công Thương chưa có văn bản chấp thuận, cửa hàng vẫn đang hoạt động cầm chừng. Một số cửa hàng xăng dầu đang hoạt động với việc thiếu cục bộ nguồn xăng hoặc dầu.
Theo báo cáo, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 09/475 cửa hàng tạm dừng hoạt động do hết xăng, dầu (chiếm 1%); 15 cửa hàng vẫn hoạt động nhưng hết xăng hoặc dầu.
Đến chiều ngày 10/10/2022, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoạt động bình thường, 16/445 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa (chiếm 3%) là do Giấy xác nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu do Sở Công Thương cấp đã hết hạn, cửa hàng xin nghỉ để cải tạo, sửa chữa để đảm bảo theo quy định và quy chuẩn về lĩnh vực xăng dầu hiện nay, có sự thống nhất bằng văn bản của Sở Công thương.
Nhiều cây xăng không có hàng để bán. Ảnh: tuoitre
Tồn kho xăng dầu của doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ
Chiều tối ngày 10/10/2022, Bộ Công Thương cho biết, mặc dù có sự thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số cửa hàng xăng dầu nhưng tồn kho xăng dầu của doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của người dân. Đồng thời, nguồn cung xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước. 
Nguyên nhân chính của hiện tượng thiếu hụt cục bộ xăng dầu là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng cao, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân bối của doanh nghiệp mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.
Nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh chiết khấu bán hàng để hạn chế việc lấy nhiều hàng của các đại lý bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ. Ngoài ra, tình hình bão lũ vừa qua cũng ảnh hưởng một phần đến việc giao hàng của doanh nghiệp, dẫn đến gián đoạn hoặc thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số địa phương.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm các loại thuế liên quan đến mặt hàng xăng dầu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt); đồng thời, sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước theo mức phù hợp với thực tế phát sinh để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành để khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng nhập hàng, bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường. 
Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ xăng dầu, xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, mặc dù có sự thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của một số thương nhân đầu mối bị gián đoạn hoạt động kinh doanh thời gian vừa qua, nhưng tồn kho xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước, đồng thời nguồn cung xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước. 
Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối, lượng tồn kho của một dố doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn vẫn đang được duy trì và bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng trong hệ thống như Petrolimex tồn kho đến ngày 8/10 là khoảng 489 nghìn m3 (gồm 208 nghìn m3 xăng và 280 nghìn m3 dầu); PVoil còn khoảng 230 nghìn m3; Công ty xăng dầu Quân đội còn khoảng 19 nghìn m3; Saigon Petro còn khoảng 11 nghìn m3; Petimex Đồng Tháp còn khoảng 45 nghìn m3; Thanh Lễ còn khoảng 60 nghìn m3...         
Các doanh nghiệp đầu mối cam kết vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhập hàng để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của mình.
Cơ quan quản lý khẳng định tồn kho xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước; nguồn cung liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước. Với các địa bàn xảy ra tình trạng cây xăng đóng cửa, lực lượng chức năng đã huy động xe bồn tiếp ứng và tăng cường kiểm tra thị trường… Vậy nguyên nhân đóng cửa kinh doanh xăng dầu hay tạm dừng là do đâu.
Người dân Hà Nội vất vả xếp hàng chờ mua xăng.
Hàng loạt cửa hàng xăng dầu tạm dừng, vì sao?
Theo Phó thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành từng khẳng định, hiện lượng dữ trữ trong nước còn nhiều, và Chính Phủ có đầy đủ công cụ, bộ máy để điều tiết. Bộ Công Thương có trách nhiệm và chủ động hơn, tuyệt đối không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh.
Hiện nay, dự trữ trong nước đủ lớn, đồng thời Việt Nam có đầy đủ các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để bình ổn, đáp ứng đủ xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu.
Do đó, Bộ Công Thương phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý của mình. “Bộ cần chủ động hơn trong điều hành, tuyệt đối không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân”, Bộ Công thương cần thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi găm hàng trục lợi. Đồng thời, phải đảm bảo cân đối giữa sản xuất và nhập khẩu xăng dầu, “có kế hoạch chi tiết, chính xác hơn, đảm bảo chủ động, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa”.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 130/NQ-CP tại Hội nghị trực tuyến Chính Phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2022, trong đó, chỉ đạo Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu cơ gây thiếu hụt xăng dầu.
Đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ xăng dầu, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, hoạt động không đúng quy định, thiếu hụt xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ. Cùng Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường quản lý.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, khi chúng ta thiết kế một chính sách công hướng lợi ích của những người tham gia chuỗi cung ứng xăng dầu đi cùng về một hướng, khi ấy thị trường sẽ phát triển và người dân không chịu cảnh thiếu thốn xăng dầu. Nói cách khác, khi việc điều hành đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành phần trong chuỗi cung ứng xăng dầu, đảm bảo khả năng chịu đựng thì hệ thống sẽ vận hành thông suốt. Giá dầu thế giới giảm tức là nguồn cung dồi dào, trong khi đó, người dân không có xăng dầu để sử dụng, doanh nghiệp không có xăng dầu để vận hành làm gia tăng chi phí sản xuất, thì cần nhìn lại khâu điều hành chính sách.
Hiện tượng người dân vất vả khi đi mua xăng khi nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa hoặc tạm dừng không bán hàng, phải chăng liên ngành Bộ Công Thương – Bộ Tài chính chưa làm hết trách nhiệm của mình?
Bài 2: Thiếu hụt nguồn cung cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tại ai?
Còn lại: 1000 ký tự
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Xử phạt 02 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, phạt hiện 02 hộ kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xử phạt với số tiền gần 200 triệu động.

Xem chi tiết
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: xử phạt 04 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, phát hiện 4 cơ sở đang kinh doanh hơn 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu, đã bị xử phạt và truy thu trên 400 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu số lượng lớn hàng hóa vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2024, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3