(CHG) Mặc dù ảnh hưởng bởi những yếu tố bất ổn kinh tế thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới, giá trị xuất khẩu gỗ dán đạt khoảng 1,1 tỷ USD năm 2022.
Ngành gỗ Việt Nam đứng top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán trên thế giới.
Những thành quả ban đầu đáng ghi nhận
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) từ năm 2018 trở lại đây, Việt Nam đứng trong Top5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn, giá trị xuất khẩu tăng từ 774 triệu USD (năm 2018) lên 1,2 tỷ USD (năm 2021) và 1,1 tỷ USD (năm 2022).
Hiện, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản là các thị trường chính tiêu thụ gỗ dán của Việt Nam. Ông Vũ Quang Huy, Chi hội trưởng Chi hội gỗ dán Viêt Nam cho biết, lạm phát tăng cao, niềm tin tiêu dùng thấp khiến hai thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu) và Hàn Quốc (chiếm 24% giá trị xuất khẩu) giảm nhập khẩu từ tháng 7/2022 và tới quý III/2022 tất cả các nhà nhập khẩu mua hàng đều dừng đơn hàng.
Thêm vào đó, cuối quý III/2022, vụ kiện chống bán giá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có những diễn biến mới đã ảnh hưởng đến toàn ngành gỗ dán xuất khẩu đi thị trường này. Tiếp đó là mặt hàng tủ bếp bị DOC khởi xướng điều tra đã tác động đến toàn bộ ngành tủ bếp của Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến mặt hàng gỗ dán, đầu vào nguyên liệu cho mặt hàng tủ bếp.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ trong tháng 12/2022 đạt 28,4 triệu USD, giảm 28,6% so với tháng 12/2021. Năm 2022, trị giá xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ đạt 370,3 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong cơ cấu đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu năm 2022, đồ nội thất văn phòng là mặt hàng có tốc độ giảm mạnh nhất do xuất khẩu sang các thị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Anh giảm mạnh.
Trong đó, đồ nội thất văn phòng xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Hoa Kỳ trong năm 2022, đạt 225,4 triệu USD, giảm 13,6% so với năm 2021. Trị giá xuất khẩu tới Hoà Kỳ chiếm 60,9% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất văn phòng. Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản, đạt 67,7 triệu USD, giảm 7,3% so với năm 2021; tới thị trường Trung Quốc đạt 15,9 triệu USD, giảm 44,6%; Anh đạt 13,6 triệu USD, giảm 16,6%... Lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng các quốc gia ưu tiên chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu, do đó cắt giảm chi tiêu cho đồ nội thất văn phòng.
Bên cạnh đó, giá cước vận tải ở mức cao, cùng với giá mua gỗ nguyên liệu tăng mạnh, khiến giá thành sản phẩm tăng, càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất văn phòng của Việt Nam.
Bên cạnh bức tranh màu xám, theo tính toán từ số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 11/2022, Australia nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, Australia tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường Đông Nam Á. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Việt Nam đạt 205,6 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo là thị trường Malaysia đạt 101,9 triệu USD, tăng 28,4%; Indonesia đạt 61,7 triệu USD, tăng 15,6%. Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ 3 thị trường ngày chiếm 22,9% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Australia.
Ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách sạn và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ là những mặt hàng mà Australia nhập khẩu nhiều nhất trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ.
Các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực tìm thị trường mới cho xuất khẩu gỗ.
Thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng thị trường mới
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, dư địa xuất khẩu của những mặt hàng gỗ vẫn còn nhiều để doanh nghiệp Việt Nam khai thác trong thời gian tới. “Ngoài ra, mặt hàng đồ nội thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng Australia nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp, trong đó tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng này còn khá lớn”, Cục Xuất nhập khẩu cho hay.
Doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Theo đó, khả năng mở rộng thị phần những mặt hàng này tại Australia rất khả quan. Tuy nhiên, Australia là một trong những thị trường khó tính nhât thế giới với nhiều yêu cầu về chứng chỉ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, quy trình nhập khẩu khắt khe. Người tiêu dùng nước này có mức sống cao và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng nhập khẩu giá cao nếu cảm thấy hài lòng với sản phẩm.
Chính vì vậy, để thâm nhập vào thị trường Australia, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm, thay vì giá thành. Đồng thời, tăng cường nắm bắt thị hiếu khách hàng và chú trọng xây dựng thương hiệu vững chắc cho sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ.
Ông Vũ Quang Huy cũng cho rằng, đối với thị trường Hoa Kỳ, mặt hàng gỗ dán cốp pha phục vụ cho xây dựng sẽ hồi phục trước, tiếp đến là gỗ dán phủ mặt birch (bạch dương) hoặc poplar (dương) phục vụ cho sản xuất mặt hàng tủ bếp. Dự kiến, từ tháng 3/2023 trở đi, nhu cầu gỗ dán cho sản phẩm ghế sofa cũng sẽ bắt đầu quay trở lại.
Đối với thị trường Hàn Quốc, dòng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gỗ dán thương mại với phân khúc tầm trung. Kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt nên nhu cầu tại thị trường này cũng sẽ khó đoán định.
Malaysia, một trong 3 thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang thị trường này trong đó tập trung mạnh vào dòng gỗ dán phủ phim phục vụ cho xây dựng. Với khả năng cạnh tranh cao tại thị trường này, đây cũng là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp.
Thị trường EU cũng được các doanh nghiệp đặt sự quan tâm nhất định bởi sản xuất nội địa của các quốc gia tại EU khoảng 3,5 triệu m3/năm, ngoài ra, họ còn nhập thêm ở các nước khác. Việc thiếu hụt khoảng 2 triệu m3/năm của thị trường này từ Nga do xung đột Nga – Ukraine sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các nhà máy gỗ dán của Việt Nam.
Trên thực tế, để tránh phụ thuộc vào một thị trường, đa dạng dòng hàng và đa dạng thị trường hiện đang là hướng đi của doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ dán tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp trong ngành đã chủ động nắm bắt xu hướng, chủ động tìm kiếm các cơ hội để phòng tránh rủi ro. Như với Công ty CP TEKCOM, bắt đầu phát triển sản phẩm từ tháng 10/2022, cho đến thời điểm này, doanh nghiệp này đã có một số đơn hàng nhỏ xuất khẩu sang thị trường EU.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ dán vẫn đang còn nhiều điểm yếu nội tại. Cụ thể, họ không nắm bắt được xu hướng cũng như chưa nhận biết được rủi ro và chưa chủ động tìm kiếm cơ hội để phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt mới tập trung vào chiến lược giá rẻ, chứ không phải là sự độc đáo của sản phẩm. Phần lớn doanh nghiệp Việt bán qua công ty thương mại, khiến các doanh nghiệp không nắm bắt được thông tin thị trường, không chủ động tiếp cận được khách hàng của mình để phát triển sản phẩm phù hợp cũng như tìm kiếm khách hàng mục tiêu.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam với nguồn vốn lớn hơn, kinh nghiệm sản xuất tốt hơn, giá thành sản phẩm rẻ hơn, tốc độ cải tiến sản phẩm nhanh hơn, quan trọng nhất là sự kết nối chuỗi giá trị từ nhà cung ứng đến đầu ra đang đặt ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh là việc mà các doanh nghiệp buộc phải làm, mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi và cách làm khác nhau, tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược, phân tích xu hướng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu,.. việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải làm thường xuyên và liên tục.
(Còn tiếp)
2
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết