Bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử


(CHG) Bắt đầu từ ngày 15/02/2023, Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chính thức có hiệu lực về việc Quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử.
Với 27 mục sản phẩm được quy định sẽ bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử theo từng nhóm hàng hóa cụ thể thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP
Theo đó, một số sản phẩm nằm trong danh mục của thông tư bắt buộc trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử.
Một , sản phẩm về dệt, may, da, giầy cần có: Thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
Hai , sản phẩm nhựa, cao su phải thể hiện: Thành phần và thông số kỹ thuật; 
Ba , sản phẩm giấy, bìa, cacton cần có: Tháng sản xuất, thông số kỹ thuật; 
Bốn , đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm; ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo; nhạc cụ và đá quý cần thể hiện: Thông số kỹ thuật; 
Năm , dụng cụ thể dục thể thao, máy tập thể dục thể thao cần thể hiện: Năm sản xuất, thành phần thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng;
Sáu , đồ gỗ, sản phẩm sành, sứ, thủy tinh, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, thiết bị gia dụng (không dùng điện) cần có: Thành phần, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
Bảy , bạc cần thể hiện thành phần định lượng;
Tám , vàng trang sức, mỹ nghệ cần thể hiện: Hàm lượng, khối lượng, khối lượng vật gắn (nếu có), mã ký hiệu sản phẩm;
Chín , với thiết bị bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ được tân trang, làm mới cần: Năm sản xuất, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
Mười , dụng cụ đánh bắt thủy sản thể hiện: Thành phần, thông số kỹ thuật, số điện thoại (nếu có);
Mười một , xe đạp thì cần thể hiện: Tên nhà sản xuất, năm sản xuất và thông số kỹ thuật cơ bản;
Mười hai , phụ tùng của phương tiện giao thông thể hiện: Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code) (nếu có), mã phụ tùng (part number); năm sản xuất (nếu có), thông số kỹ thuật (nếu có);
Mười ba , vật liệu xây dựng và trang trí nội thất thể hiện: Thông số kỹ thuật; tháng sản xuất, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
Mười bốn , các sản phẩm từ dầu mỏ thể hiện: Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
Mười năm , kính mắt và đồng hồ thể hiện: Thành phần, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng;
Mười sáu , bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh thể hiện: Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
Mười bảy , bàn chải đánh răng thể hiện: Thành phần, thông số kỹ thuật, ướng dẫn sử dụng, háng sản xuất;
Mười tám , khăn ướt thể hiện: Thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng;
Mười chín là, máy móc, dụng cụ làm đẹp thể hiện: Thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, năm sản xuất;
Hai mươi là, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm thể hiện hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định (mã số mã vạch, mã QR code) với trang thiết bị đảm bảo giúp khách hàng truy cập nội dung quy định trên hàng hóa nhằm giúp người dân xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa. 
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3