(CHG) Hiện nay trên thị trường có khoảng 500 doanh nghiệp phân phối và 36 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu song tình trạng khan hiếm xăng dầu vẫn đang diễn ra. Ngày 10/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Những ngày qua, tại một số địa phương trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng bán hàng với nhiều lý do. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng điều quan trọng nhất là cần phải xây dựng bộ máy linh hoạt, hiệu quả và giảm được các chi phí trung gian, cung cấp nguồn xăng dầu từ doanh nghiệp đầu mối xuống đến các cửa hàng bán lẻ một cách thuận lợi nhất.
Nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở khu vực miền Nam thông báo hết hàng. Ảnh: TTXVN
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo nghị định của Chính phủ giao thì cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu là Bộ Công thương. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành về chi phí định mức đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội các khoản thuế phí đối với mặt hàng này.
Công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương. Việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cũng như đảm bảo các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị là thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương và các doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.
Liên quan trách nhiệm của Bộ Tài chính, ông Hồ Đức Phớc cho hay, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu 3.000 đồng/lít, về mức sàn tối thiếu; giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 10% đồng thời trình Chính phủ trình Quốc hội trong điều kiện giá xăng dầu tăng cao thì tiếp tục giảm 50% đối với tuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Về chi phí định mức đối với kinh doanh xăng dầu, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện nay quy định đối với 1 lít xăng như A95 là 975 đồng, sau khi có đề nghị của Bộ Công thương, Bộ Tài chính đã xin ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp và đã thống nhất tăng lên 350 đồng, nghĩa là 1 lít xăng A95 hiện nay chi phí định mức là 1.320 đồng.
Bộ trưởng khẳng định, Bộ Tài chính luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp bán lẻ để đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ cho người dân, đảm bảo giá xăng dầu hạ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, hiện nay, vấn đề làm thế nào để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, làm thế nào để quản lý tốt các doanh nghiệp đầu mối là rất quan trọng. Nước ta hiện nay có đến 36 doanh nghiệp đầu mối, trong khi quốc gia lớn như Nhật Bản cũng chỉ có 5 doanh nghiệp đầu mối thực hiện công việc này.
Vậy làm thế nào để xây dựng bộ máy một cách linh hoạt, hiệu quả và giảm được các chi phí trung gian, cung cấp nguồn xăng dầu từ doanh nghiệp đầu mối xuống đến các cửa hàng bán lẻ một cách thuận lợi nhất? “Đây là một vấn đề đặt ra và chúng tôi cũng đã trao đổi, phối hợp với Bộ Công thương để tăng cường công tác quản lý”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết