Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam thiệt hại lớn vì chính sách Zero Covid của Trung Quốc


(CHG) Hiện nay, Trung Quốc đang duy trì chính sách Zero Covid khiến các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam bị thiệt hại không nhỏ khi hành trình tàu cập cảng kéo dài, tốn thêm nhiều chi phí. Nếu trên tàu phát hiện có ca nhiễm Covid- 19 thì cả tàu sẽ phải quay đầu.

Mất nhiều thời gian chờ đợi mới được cập cảng

Do chính sách nghiêm ngặt về Covid-19, nhiều cảng bị tắc nghẽn nặng nề như Yantian khi thành phố Thâm Quyến bị phong tỏa hồi tháng 3/2022.

Windward - công ty tư vấn Israel chuyên theo dõi rủi ro hàng hải vừa thông tin về tình hình tắc nghẽn container tại các cảng biển trên toàn thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc - nơi sở hữu 7/10 cảng container lớn nhất thế giới.

Sau khi lệnh hạn chế được dỡ bỏ từ ngày 20/3, dữ liệu của Windward cho thấy, mức tăng đột biến 51,25% về độ dài trung bình của các chuyến tàu cập cảng tại đây.

Cụ thể trong tháng 4, thời gian vận chuyển trung bình từ cảng trước đến cảng Yantian của các tàu tăng 98% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, các tàu container từ Việt Nam mất thêm 45% thời gian trên biển trước khi có thể cập cảng.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, trước đây tại cảng Hong Kong, Thượng Hải, tàu đến có thể cập cảng làm hàng ngay nhưng đến nay, ít nhất phải 3 ngày mới vào đến nơi.

Ông Đặng Hồng Trường, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) cho biết, thông thường, tốc độ giải phóng tàu 50.000 DWT tại các cảng ở Trung Quốc mất khoảng 5 ngày, có thời điểm tàu phải nằm chờ khoảng 20 ngày do thời gian chờ dỡ hàng, bốc hàng lâu.

Theo ông Trường, quy trình tàu cập cảng làm hàng tại Trung Quốc là sẽ có hoa tiêu được cử ra để dẫn tàu. Do dịch Covid-19, các hoa tiêu khi trở lại sẽ bị cách ly 21 ngày, dẫn tới tình trạng thiếu hoa tiêu trầm trọng. Các công nhân nếu nhiễm bệnh cũng phải nghỉ, gây thiếu nhân lực xếp dỡ.

14 - 21 ngày là khoảng thời gian một tàu chạy tuyến Trung Quốc phải chờ tại khu neo nếu có thuyền viên bị nhiễm Covid-19. Các tàu khi đến nơi, toàn bộ thuyền viên sẽ được phía cảng Trung Quốc kiểm tra nhiệt độ.

Có nơi, thuyền viên được test nhanh hoặc test PCR trước khi được cập cảng. Bất cứ tàu nào nếu có ca nhiễm bệnh đều bị quay đầu ngay và phong tỏa toàn bến.

Vận tải biển Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì chính sách Zero Covid 19 của Trung Quốc

Vận tải biển Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì chính sách Zero Covid 19 của Trung Quốc

Ông Nguyễn Đại Hải, Phó giám đốc Tân Cảng Sài Gòn cho biết, thông thường việc test PCR, phun khử khuẩn, phía cảng sẽ là đơn vị trả chi phí nhưng một số nơi lại yêu cầu chủ tàu hoặc người khai thác tàu phải trả tiền.

Trường hợp hoa tiêu lên tàu bị mắc Covid-19, toàn bộ các chi phí ăn ở, chữa trị cho hoa tiêu sẽ do chủ tàu, người khai thác tàu phải chịu. Trung Quốc không chấp nhận “hộ chiếu vaccine” hay các kết quả test tại Việt Nam. 

Thiệt hại 4-5 tỷ đồng mỗi chuyến tàu phải quay đầu

Theo các doanh nghiệp, việc tàu không thể cập cảng còn gây nhiều thiệt hại hơn do phát sinh nhiều chi phí.

Chẳng hạn, tàu trọng tải 50.000 DWT có mức giá cho thuê khoảng 20.000 USD/ngày. Nếu hành trình bị chậm 10 ngày vì có thuyền viên nhiễm Covid-19, doanh nghiệp khai thác hoặc chủ tàu sẽ thiệt hại khoảng 200.000 USD (tùy hợp đồng).

Không chỉ tiền thuê tàu bị đội lên, các doanh nghiệp còn chịu thêm chi phí phát sinh như vận hành, nhiên liệu, hàng hóa chậm có khả năng bị phạt hợp đồng… Đồng thời, tổng thời gian khai thác của tàu trong năm cũng bị giảm mạnh.

Thậm chí, có những tàu phải “nằm chơi” qua 21 ngày mới được cảng xem xét.

Theo thông tin nắm được, đã có tàu buộc phải quay đầu về Việt Nam khi có ca nhiễm Covid-19. Ước tính, chi phí thiệt hại cho mỗi chuyến như vậy khoảng 4 - 5 tỷ đồng.

Dù biết thị trường rủi ro nhưng việc trao đổi thương mại hàng hóa tại Trung Quốc vẫn khó dừng lại vì đây là thị trường xuất, nhập khẩu lớn của thế giới. Biện pháp mà hầu hết doanh nghiệp vận tải biển sử dụng để hạn chế các thiệt hại là không thay thuyền viên chạy các tuyến Trung Quốc.

Thuyền viên tuyệt đối không được đi bờ, kể cả khi về Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng phức tạp bởi theo lời ông Nguyễn Đại Hải, khi Việt Nam sang giai đoạn bình thường mới, số lượng ca nhiễm tăng nhanh, nhiều tàu bị dính Covid-19 mà không rõ nguồn lây.

“Biện pháp duy nhất là thuyền viên phải test thường xuyên, thi thoảng test PCR. Dù vậy, vẫn có trường hợp, test PCR không sao nhưng sau vài ngày trên tàu, thuyền viên lại nhiễm bệnh. Đau đầu mà không biết phải làm thế nào”, ông Hải than thở và nói thêm, trên tàu luôn phải dự trữ khẩu trang, khử khuẩn, kit test, bắn nhiệt độ, thuốc kháng virus… để ứng phó với mọi sự cố.

Chưa kể, không thay thuyền viên cũng chứa rủi ro. Ông Minh Tiến, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông (BienDong Shipping) cho hay, thuyền viên đi tàu thường có thời hạn khoảng 8 - 12 tháng.

Nếu quá hạn, không chỉ sức khỏe của thuyền viên bị ảnh hưởng mà tâm lý cũng là điều đáng lo. Ở BienDong Shipping, thậm chí công ty còn hạn chế tiếp xúc với thuyền viên đi tàu tuyến Trung Quốc.

Theo quy định của Công ước Lao động Hàng hải 2006, thời gian làm việc trên tàu của thuyền viên không được quá 12 tháng.

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Người kinh doanh nước mắm gặp khó…

(CHG) Tây Nam Bộ được biết đến là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu tại miền Nam, nếu tính đến số lượng thì có lẽ phải đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, vừa đem đi tiêu thụ khắp trong nước mà còn xuất khẩu cả ở ngoài nước.

Xem chi tiết
2
2
2
3