Cao Bằng: 7 địa điểm tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu bị tạm dừng hoạt động


(CHG) Tổng cục Hải quan vừa có quyết định tạm dừng hoạt động 7 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng.

Theo Cục Hải quan Cao Bằng, trong 6 tháng liên tiếp, 7 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cao Bằng không có hoạt động đưa hàng hóa ra - vào. Do đó, Tổng cục Hải quan đã quyết định tạm dừng hoạt động đối với các địa điểm trên.

Cụ thể, đó là điểm tập kết của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Duy Trân (huyện Hà Quảng); Công ty TNHH MTV Công Tăng (huyện Hạ Lang); Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Đạt Anh (huyện Hạ Lang), Công ty TNHH Song Toàn (huyện Quảng Hòa); Công ty TNHH MTV Thanh Hùng (khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, huyện Quảng Hòa); Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng và thương mại Nam Thăng Long (địa chỉ huyện Thạch An) và Hợp tác xã Phương Đông Đức Long (địa chỉ huyện Thạch An).

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng (Cục Hải quan Cao Bằng) kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.Bình

Các địa điểm này bị tạm dừng hoạt động 6 tháng. Sau 6 tháng từ ngày quyết định có hiệu lực, nếu các công ty không có văn bản đề nghị đưa địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới hoạt động trở lại Tổng cục Hải quan sẽ quyết định chấm dứt hoạt động.

Trước đó, ngày 25/7/2022, Tổng cục Hải quan cũng đã quyết định tạm dừng hoạt động 4 địa điểm tập kết tại tỉnh Cao Bằng của các đơn vị: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hạnh Thông 9 (khu vực cửa khẩu Lý vạn, huyện Hạ Lang); Công ty TNHH Quang Thành Đông Khê (huyện Hạ Lang); Công ty TNHH Việt Long (huyện Trùng Khánh) và Hợp tác xã Đức Huy (huyện Trùng Khánh).

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3