Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-TCQLTT ngày 08/11/2023 của Tổng cục Quản lý thị trường về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; Kế hoạch 696/KH-QLTTCB ngày 10/11/2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng về cao điểm cuối năm 2023, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Vào hồi 09 giờ 50 phút, ngày 21/12/2023 tại Tổ 6, phường Đề Thám, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Đội 389 tỉnh phát hiện hộ kinh doanh Phạm Thị Thêu, địa chỉ thường trú: xã Tự Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là chủ kho hàng thực phẩm đông lạnh địa chỉ: Tổ 6, phường Đề Thám, TP. Cao Bằng, điểm tập kết hàng hóa của hộ kinh doanh này có diện tích khoảng 150m2, nằm sâu trong khu dân cư và luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Tại thời điểm khám trong kho đông lạnh của bà Phạm Thị Thêu có chứa một lượng lớn thực phẩm động lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ gồm: Trứng gà non đông lạnh; Kê gà đông lạnh; Dế mèn đông lạnh; Đậu viên thả lẩu; Khoai lang sấy; Chân gà đông lạnh; Xương cá hồi; Thịt trâu khô; ốc đông lạnh; Cá biển đông lạnh… chảy nước, bốc mùi hôi thối có tổng trọng lượng lên đến gần 400 kg, tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 30 triệu đồng.
Công chức Đội QLTT số 5 kiểm tra hàng hóa vi phạm
Tại thời điểm kiểm tra, người đại diện hộ kinh doanh không xuất trình được hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định, đồng thời khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên mua trôi nổi trên thị trường.
Theo khai nhận của đại diện hộ kinh doanh, toàn bộ hàng hóa tại đây được chủ cơ sở bán trên nền tảng mạng xã hội bằng hình thức livestream trên Facebook và vận chuyển đến người tiêu dùng. Theo thống kê sơ bộ của chủ cơ sở, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 100 đơn hàng, mỗi đơn hàng có giá trị từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng.
Một số hình ảnh bán thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội Facebook :
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết