Chủ động điều hành giá trong cao điểm cuối năm


 
(CHG) Mặc dù chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức ổn định và có thể đạt được mục tiêu đề ra nhưng việc điều hành giá những tháng cuối năm vẫn còn nhiều áp lực.
Đáp ứng tốt về nguồn cung, giá tương đối ổn định
Theo Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 3/2023 tăng 2,89% so với quý 3/2022. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.

Nhờ công tác điều hành đồng bộ, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Ảnh: HD.
 
Cũng theo Bộ Tài chính, trong tháng 9, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Tuy nhiên, riêng các mặt hàng xăng dầu vẫn có xu hướng tăng giá. Giá bình quân các mặt hàng xăng và dầu diesel thế giới trong tháng 9 (đến ngày 18/9/2023) tăng khoảng 4-5,5% so với bình quân của tháng 8 tùy từng mặt hàng. Vì thế, trên cơ sở biến động của giá xăng, dầu thế giới, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi diễn biến thị trường thế giới để điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp với tình hình thị trường.
Lũy kế từ đầu năm đến nay (tính đến ngày 25/9/2023), liên Bộ đã thực hiện 25 kì điều hành giá các mặt hàng xăng dầu, trong đó, giá mặt hàng xăng E5RON92 có 8 lần giảm, 4 lần giữ ổn định, 13 lần tăng; xăng RON95 có 7 lần giảm, 4 lần giữ ổn định, 14 lần tăng; dầu diesel (DO) có 11 lần giảm, 14 lần tăng; dầu hỏa có 12 lần giảm, 13 lần tăng; dầu madut (FO) có 10 lần giảm, 1 lần giữ ổn định, 14 lần tăng.
Về các mặt hàng thiết yếu khác, thông tin tại cuộc họp của Tổ điều hành thị trường trong nước cho biết, các mặt hàng này không có biến động lớn, nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, giá tương đối ổn định. Riêng mặt hàng thóc, gạo giá tăng do ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu. Giá thịt lợn tăng giảm đan xen theo nguồn cung và nhu cầu từng giai đoạn, tuy nhiên vẫn ở mức hợp lý cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng… Do đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 9 tháng đạt gần 4,568 triệu tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Khai thác tối đa dư địa kiểm soát lạm phát
Năm 2023, mục tiêu kiểm soát lạm phát được đưa ra ở mức 4,5%. Vì thế, dư địa để kiểm soát lạm phát vẫn còn. Do vậy, cần khai thác tối đa dư địa còn lại để chủ động thực hiện các phương án, giải pháp đồng bộ, nhất là khi chuẩn bị bước vào cao điểm vụ cuối năm và Tết.
Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát giá các loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa thực hiện bình ổn giá như xăng dầu, vật tư xây dựng, vận tải… Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tránh tâm lý lạm phát kỳ vọng, xử lý kịp thời tình trạng “té nước theo mưa” của một số mặt hàng thiết yếu để tránh ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả.
Thực tế, các bộ, ngành đã có sự chuẩn bị nhất định trong công tác điều hành giá. Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, Bộ Tài chính vẫn đang tiếp tục theo dõi việc kê khai giá đối với than, khí hoá lỏng, đường, phân bón, dịch vụ cảng biển, sách giáo khoa, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc vắc xin dùng cho gia súc gia cầm...
Bộ Công Thương cho biết sẽ chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp tết Nguyên đán. Trong đó cần xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa; triển khai chương trình bình ổn thị trường, chú trọng bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm...
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá. Gần đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành chủ động xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá đồng bộ, cụ thể gắn với mức độ, thời điểm phù hợp để điều chỉnh các mặt hàng Nhà nước quản lý. Việc điều chỉnh giá cần tránh dồn vào tháng cuối năm hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, giảm bớt áp lực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát các năm tiếp theo.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3