Cổ phiếu liệu có nhúc nhích trước giá phân bón trên thị trường tăng cao kỷ lục


(CHG) Hiên nay, giá phân bón trên thị trường tăng cao kỷ lục, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này đã thu được lợi nhuận không hề nhỏ. Tuy nhiên, liệu lợi nhuận “khủng” như vậy có thể đỡ được giá cổ phiếu trong đợt suy giảm chung của thị trường hay không?

Giá cao, doanh nghiệp lãi khủng

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá các loại phân bón đều tăng 1.000-1.900 đồng/kg so với tháng trước, đẩy giá bán lẻ DAP nội địa lên 22.400 đồng/kg, kali 19.500 đồng/kg, urê 18.200 đồng/kg.

Có nơi giá DAP tăng cao hơn hiện phân DAP tăng thêm 100 nghìn một với bao 50 kg lên gần 1,4 triệu đồng/bao, đạm và kali tăng 40-50 nghìn đồng lên hơn 950 nghìn đồng/bao.

Giá phân bón tăng cao kỷ lục. Ảnh minh hoạ

Giá phân bón tăng cao kỷ lục. Ảnh minh hoạ

Theo phản ảnh, phân DAP tăng hơn 46%, phân MAP tăng hơn 44%, Urê tăng hơn 95%, Kali tăng hơn 102% so với năm ngoái mang tới khoản lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp.

Đơn cử, trong quý I/2022, Tập đoàn hóa chất Đức Giang đạt 1.500 tỷ đồng lợi nhuận, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đạt 2.522 tỷ đồng lãi trước thuế, lãi sau thuế 2.126 tỷ đồng, gấp 12 lần so với quý I/2021…

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau cũng chạm lợi nhuận sau thuế lịch sử với 1.518 tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái…

Lãi cao có đỡ được giá?

Mặc dù lợi nhuận tăng cao kỷ lục nhưng giá cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí lại hoàn toàn trái ngược.

Trong phiên giao dịch ngày 16/5 khi có nhiều cổ phiếu phục hồi nhưng thị giá DPM vẫn giảm sàn 6,97% về 46.050 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của mã cổ phiếu này.

Lợi nhuận tăng vọt nhưng giá cổ phiếu DPM vẫn giảm mạnh

Lợi nhuận tăng vọt nhưng giá cổ phiếu DPM vẫn giảm mạnh

Trong chuỗi phiên giảm mạnh theo thị trường chứng khoán kể từ đầu tháng 4 tới nay, thị giá DPM đã giảm mạnh 63% nếu tính từ đỉnh ngắn hạn lập ngày 19/4.

Cổ phiếu DCM của Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu khí Cà Mau còn giảm mạnh hơn 85,8% từ 48.500 đồng/cổ phiếu phiên 28/3 xuống còn 26.100 đồng/cổ phiếu thời điểm chốt phiên 16/5.

DCM cũng có chuỗi 7 phiên giảm liên tục, trong đó có 5 phiên giảm sàn gần đây.

Cũng không tránh được xu hướng chung của thị trường, dù lợi nhuận công ty tăng mạnh nhưng cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang vẫn giảm giá liên tục.

Không giảm mạnh như hai cổ phiếu trên nhưng DGC cũng giảm tới hơn 41% kể từ ngày 19/4 tới nay; HSI của Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa sinh cũng giảm 64% kể từ 18/3, PSEcủa Công ty Cổ phần Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí Đông Nam Bộ giảm 57,% kể từ 8/3 tới nay…

Giảm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngành phân bón phải kể đến LAS của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao giảm 111% kể từ 9/3.

Tiếp đó là BFC của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền khi giảm 101,7% kể từ 29/3.

Áp thuế, lợi nhuận còn khả quan?

Mặc dù có lãi đạm quý I, song trong báo cáo mới đây về ngành phân bón, Công ty chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp phân bón có thể chậm lại.

Tỷ suất lợi nhuận gộp toàn ngành đã đạt đỉnh mới trong quý I/2022 với 31,7%. Nếu giá phân bón có giảm và giá nguyên liệu tăng cao so địa chính trị đông Âu, tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành này các quý tiếp theo có thể suy giảm.

Tuy nhiên, để hạ nhiệt giá phân bón trong nước, trước đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi chính sách theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý để vừa hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân.

Đánh giá tác động của chính sách này nếu áp thuế xuất khẩu 5% lên phân bón, KIS cho rằng mức thuế 5% có thể không đáng kể đối với các đơn vị xuất khẩu do các công ty này có thể đạt được một khoản hậu hĩnh nhờ đơn giá xuất khẩu cao hơn giá bán trong nước.

Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ phân bón nội địa tăng trong vụ Hè - Thu từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm sắp đến có thể bù đắp phần thiếu hụt doanh thu do hạn chế xuất khẩu.

Nếu không có đóng góp từ doanh thu xuất khẩu, cộng thêm tác động từ biên lợi nhuận gộp thu hẹp, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp ngành này có thể giảm dần trong quý II tới dù kết quả vẫn khả quan so với cùng kỳ năm trước.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3