Đề xuất lệ phí trước bạ ô tô điện chạy pin bằng 50% ô tô thường


(CHG) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất, ô tô điện chạy pin nộp lệ phí trước bạ lần đầu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.

 
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, nhằm khuyến khích việc sản xuất và sử dụng ô tô điện chạy pin, góp phần giảm thiểu lượng khí thải của các phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái... thì cần thiết bổ sung quy định mức lệ phí trước bạ (LPTB) ưu đãi đối với ô tô điện chạy pin.

Mục tiêu là góp phần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ô tô điện chạy pin, đảm bảo cung ứng ô tô chạy pin cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng ô tô điện chạy pin, từ đó góp phần giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Đề xuất ô tô điện chạy pin lệ phí trước bạ từ 5-7,5%

Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đưa ra 3 giải pháp. Giải pháp 1: Ô tô điện chạy pin nộp LPTB lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu LPTB lần đầu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi (tương đương từ 5-7,5%) trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, và nộp LPTB từ lần thứ 2 trở đi với mức thu bằng mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi (2%). Giải pháp 2: Miễn LPTB đối với ô tô điện chạy pin trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Giải pháp 3: Giữ nguyên như hiện hành.

Sau khi nghiên cứu tác động của các giải pháp trên cơ sở so sánh tác động tích cực và tiêu cực giữa các giải pháp, đồng thời trên cơ sở đảm bảo phù hợp với mục tiêu giải quyết vấn đề là vừa đảm bảo việc ưu đãi đối với ô tô điện chạy pin, vừa tránh ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách Nhà nước... Bộ Tài chính đề xuất thực hiện theo phương án 1.

Theo lý giải của Bộ Tài chính, tác động tích cực của phương án 1 đối với người tiêu dùng là làm giảm chi phí khi đăng ký sở hữu ô tô, từ đó kích thích người tiêu dùng lựa chọn loại phương tiện này.

Còn đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện chạy pin hiện đang là lĩnh vực mới, còn trong giai đoạn đầu phát triển, thì việc thực hiện chính sách ưu đãi mức thu LPTB đối với ô tô điện chạy pin sẽ gián tiếp góp phần thúc đẩy ngành sản xuất, lắp ráp ô tô điện chạy pin phát triển, đảm bảo cung ứng ô tô chạy pin cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu trong thời gian tới.

Đối với môi trường, so với ô tô truyền thống, loại ô tô điện chạy pin có ưu điểm vượt trội là không sử dụng nhiên liệu xăng, khí (nhiên liệu hóa thạch), từ đó góp phần làm giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển xanh, bền vững; phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong đó có phát triển các dòng xe thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho biết, tác động tiêu cực của phương án 1 là việc quy định mức thu LPTB đối với ô tô điện chạy pin bằng 50% LPTB đối với ô tô chạy xăng, dầu cùng loại trong 5 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước (theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì LPTB là khoản thu, nguồn thu 100% ngân sách địa phương) do số thu thuế LPTB đối với các dòng xe khác sẽ giảm, vì khi đó người tiêu sẽ chuyển sang sử dụng ô tô điện chạy pin. Theo thống kê các năm gần đây thì số thu LPTB đối với ô tô chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu LPTB (năm 2017 chiếm 69%, năm 2018 chiếm 69,7%, năm 2019 chiếm 74,6%, năm 2020 chiếm khoảng 79%).

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Nguồn: Theo chinhphu.vn

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Kiểm tra xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra phát hiện 49 vụ vi phạm kinh doanh thông qua trang mạng xã hội, đã xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng lĩnh vực thương mại điện tử.

Xem chi tiết
Tây Ninh: Xử phạt một cá nhân 40 triệu đồng vì buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 21/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 – Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, đã tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền xử phạt 40 triệu đồng.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
2
2
2
3