Điểm danh 7 nhóm hàng xuất khẩu chục “tỷ đô”


(CHG) Đến 15/11, có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Chỉ 2 nhóm tăng trưởng dương
7 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép; phương tiện vận tải, phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ.
Đáng chú ý, trong 7 nhóm hàng lớn kể trên chỉ có 2 nhóm hàng tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2022 là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải, phụ tùng.

Hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm 2023 đang có nhiều khởi sắc. Ảnh: T.Bình.
Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 48,94 tỷ USD, tăng khoảng 600 triệu USD so với cùng kỳ 2022 (tương đương tăng 1,22%). Dù mức tăng còn ít, nhưng đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh không chỉ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện mà nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng trưởng âm suốt thời gian dài của năm 2023.
Nhờ sự phục hồi kể trên, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã giành vị trí số về xuất khẩu của Việt Nam từ ngành hàng điện thoại. Đến 15/11, riêng nhóm hàng này chiếm xấp xỉ 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Không có quy mô lớn nhất, nhưng trong các nhóm hàng chủ lực, phương tiện vận tải, phụ tùng là nhóm có mức tăng ấn tượng nhất. Đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ 2022.
Với kết quả trên, phương tiện vận tải, phụ tùng vượt gỗ và sản phẩm gỗ để trở thành nhóm hàng có quy mô kim ngạch đứng thứ sáu cả nước, chiếm 3,92% kim ngạch cả nước.
Trong các nhóm hàng chủ lực, điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch giảm mạnh nhất tới 6,52 tỷ USD (tương ứng giảm 12,4%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng còn lại có mức giảm cụ thể như sau: dệt may giảm 4,22 tỷ USD (tương ứng giảm 12,7%); giày dép các loại giảm 3,73 tỷ USD (tương ứng giảm 17,7%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 2,78 tỷ USD (tương ứng giảm 7%); gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,58 tỷ USD (tương ứng giảm 18,3%).
Như vậy, riêng kim ngạch sụt giảm của 5 nhóm hàng nêu trên lên đến 19,83 tỷ USD, chiếm tới 94,6% mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nhóm hàng chủ lực nêu trên là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Xuất khẩu cả năm dự báo đạt 350 tỷ USD
Đến 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 306,06 tỷ USD, giảm 6,4% tương ứng giảm 20,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Dù còn số liệu của 1,5 tháng cuối của năm 2023, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định xuất khẩu năm 2023 không thể đạt được con số 371,7 tỷ USD như của năm 2022.
Bởi, để đạt được quy mô kim ngạch của năm ngoái, 1,5 tháng cuối, xuất khẩu phải đạt 65,7 tỷ USD, tương ứng mức bình quân gần 44 tỷ USD/tháng.
Đây là con số chưa bao giờ xuất khẩu Việt Nam đạt được trong 1 tháng, kể cả năm đạt kim ngạch kỷ lục vào năm ngoái cũng chỉ đạt bình quân gần 31 tỷ USD/tháng.
Thậm chí, con số 44 tỷ USD/tháng còn cao hơn tới gần 51% so với kết quả bình quân chung đạt được từ đầu năm đến 15/11 (bình quân 29,15 tỷ USD/tháng).
Dù vậy, với những tín hiệu tích cực gần đây, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt hoặc vượt con số 350 tỷ USD- mức cao thứ hai trong lịch sử ngoại thương của Việt Nam (chỉ sau năm 2022).
Thực tế, sau nửa đầu năm nhiều ảm đạm, những kết quả tích cực trong những tháng cuối năm giúp hoạt động xuất khẩu thu hẹp dần sự sụt giảm so với năm 2022.
Từ tháng 7 đến tháng 10, xuất khẩu đều đạt hơn 30 tỷ USD/tháng (số liệu tháng 11 dự kiến được Tổng cục Hải quan công bố ngày 11/12/2023). Tính trong 4 tháng (tháng 7 đến tháng 10), xuất khẩu đạt tổng kim ngạch 125,76 tỷ USD, tương đương mức bình quân 31,44 tỷ USD/tháng, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân 27,61 tỷ USD/tháng của 6 tháng đầu năm 2023.
Vì vậy, nếu như hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước mới đạt hơn 165 tỷ USD, giảm 22,49 tỷ USD (tương ứng giảm 12%), so với cùng kỳ năm ngoái, thì đến 15/11, tốc độ và cả con số sụt giảm đều được thu hẹp với kết quả giảm chỉ còn 6,4% (tương ứng kim ngạch giảm 20,96 tỷ USD).
Với đà phục hồi trong những tháng gần đây và thông lệ xuất khẩu những tháng cuối năm tăng cao hơn giai đoạn đầu năm, nên trong 1,5 tháng cuối của năm 2023, kim ngạch có thể đạt và vượt 45 tỷ USD, qua đó đưa kim ngạch cả năm vượt mốc 350 tỷ USD.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3