Doanh số bán lẻ tăng 50,2% trong tháng 8 năm 2022


(CHG) Trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9/2022 công bố ngày 16/9, Ngân hàng Thế giới nêu rõ doanh số bán lẻ của Việt Nam trong tháng 8 tăng 50,2%.

Ngày 16/9, Ngân hàng Thế giới công bố Bản cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9/2022. Theo đó, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ của nước ta trong tháng 8/2022 tăng trưởng cao, lần lượt 15,6% và 50,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng chủ yếu nhờ vào hiệu ứng xuất phát điểm thấp do đợt cách ly Covid-19.

Doanh số bán lẻ tăng 50,2% trong tháng 8 năm 2022

Tăng trưởng xuất nhập khẩu lần lượt đạt 22,6% và 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tháng 7/2022. Lãi suất qua đêm liên ngân hàng tăng từ 0,71% trong tháng 6 lên 4,19% trong tháng 7 và 4,42% trong tháng 8. Tăng trưởng tín dụng được duy trì ở mức cao 16,2%.

Lý giải điều này, trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới viết: “Điều này phần nào có nguyên nhân do bất cẩn đối giữa lượng tiền gửi trong nước thấp hơn khi lãi suất tiền gửi được duy trì ở mức thấp trong khi nhu cầu tín dụng trong nước tăng cao, khiến cho các ngân hàng phải cạnh tranh huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Một phần nữa còn do Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ dự trữ trong vài tháng qua để bình ổn VNĐ so với USD đang tăng giá, khiến thanh khoản trong nước bị thắt chặt lại”.

Ngân hàng Thế giới khuyến cáo, Việt Nam cần thân trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng cơ bản. Đồng thời, khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhiên liệu nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3