Dùng pháp luật để kiểm soát, dừng tạm nhập, tái xuất quặng monazite chưa thực sự cần thiết


(CHG) VCCI cho rằng, việc tạm ngưng hoạt động tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite sẽ chưa thực sự cần thiết nếu có thể kiểm soát bằng các công cụ pháp luật.
Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng monazite. Dự thảo đưa ra quy định tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh monazite (thuộc nhóm 26.12, mã số 2612.20.00) kể từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2027.

Quặng và tinh quặng Monazite. Ảnh: Internet
 
Đối tượng chịu tác động của dự thảo khi được thông qua là các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng monazite.
Nhận xét, góp ý về Dự thảo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, căn cứ để ban hành dự thảo là Điều 40.3 Luật Quản lý ngoại thương 2017, theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thẩm quyền quyết định tạm ngưng hoạt động tạm nhập, tái xuất.
Nhưng theo VCCI, việc tạm ngừng hoạt động này cũng phải có căn cứ thực tế, cụ thể là khi thuộc một trong các trường hợp sau: ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại. Trong khi đó, Dự thảo và các tài liệu đi kèm chưa thể hiện lý do (căn cứ thực tế) để ra quyết định này.
Vì thế, VCCI cho rằng, để đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của quy định này, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung căn cứ thực tế về việc cần tạm ngưng hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.
VCCI cũng nhận định, nếu lý do là vì nguy cơ tinh quặng monazite có thể chứa chất phóng xạ, có thể gây nguy hiểm đến con người, môi trường, việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh này cũng cần được cân nhắc lại vì pháp luật về năng lượng nguyên tử đã có quy định để xử lý nguy cơ này.
Cụ thể, Điều 65.1 Luật Năng lượng nguyên tử và Điều 12, 13 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về vật liệu phóng xa chỉ được nhập khẩu khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép (với các điều kiện về an ninh, an toàn) và phải được đóng gói phù hợp với yêu cầu cụ thể. Nếu doanh nghiệp vi phạm quy định này thì sẽ buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu (Điều 65.3 Luật Năng lượng nguyên tử). Điều 67 Luật Năng lượng nguyên tử cũng đã có quy định về thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ để hạn chế tác hại đến con người, môi trường.
Nên VCCI cho rằng, việc tạm ngưng hoạt động tạm nhập, tái xuất mặt hàng này sẽ chưa thực sự cần thiết nếu có thể kiểm soát bằng các công cụ đã nêu ở trên.
Trước đó, vào tháng 3/2022, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 25 container tinh quặng monazite có chất phóng xạ urani và thori nhập khẩu không đúng giấy phép từ Nga về cảng Quy Nhơn, Bình Định. Cơ quan Hải quan đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất toàn bộ lô hàng.
Việc nhập khẩu các lô hàng có chứa chất phóng xạ với mục đích thương mại tiềm ẩn nhiều nguy cơ vận chuyển trái phép chất phóng xạ, hạt nhân không chỉ ảnh hưởng môi trường, sức khỏe cộng đồng mà còn vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển, buôn bán, sử dụng hàng hóa chứa phóng xạ, hạt nhân.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3