(CHG) Giá phân bón nhập khẩu 6 tháng trung bình 346 USD/tấn, giảm 27,3% về giá so với 6 tháng năm 2022.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2023 cả nước nhập khẩu 415.200 tấn phân bón, tương đương 131 triệu USD, tăng mạnh 79,4% về lượng, tăng 21,9% kim ngạch so với cùng kỳ. Tính chung trong 6 tháng năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,7 triệu tấn, trị giá trên 589 triệu USD, giảm 4,4% về lượng, giảm 30,4% về trị giá.
Cảng xuất hàng Đạm Cà Mau
Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 50,2% trong tổng lượng và chiếm 46,5% trong tổng trị giá nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 854.000 tấn, tương đương 274 triệu USD, tăng 1,9% về lượng, nhưng giảm 20,6% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu từ thị trường này cũng giảm 22%.
Lào là thị trường cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Việt Nam, với 107.300 tấn, tương đương 42,6 triệu USD, tăng 34,2% về lượng, nhưng giảm 7% về trị giá.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 230.600 tấn, tương đương 90,07 triệu USD, tăng 54,8% về lượng, nhưng giảm 2,9% trị giá so với cùng kỳ, chiếm 15,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 1,32 triệu tấn, tương đương 418 triệu USD, tăng 3,7% về lượng, giảm 20,3% về trị giá.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 192.593 tấn, tương đương 30 triệu USD, giảm 31% về lượng, giảm 68,3% trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,3% trong tổng lượng và chiếm 5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhìn chung, trong 6 tháng năm 2023 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường giảm cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Mặt bằng giá phân bón nhập khẩu đi xuống có lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Với riêng thị trường ure, một doanh nghiệp xuất nhập khẩu phân bón lớn trong nước nhận định: Hiện giá ure thế giới có chiều hướng nhích nhẹ. Nhưng giá ure trong nước dự kiến vẫn ổn định, có thể tăng một chút ít không đáng kể do nguồn cung ổn. Hiện ure trong nước đã dư thừa (công suất cả nước sản xuất được xấp xỉ 3 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu chỉ khoảng 1,8 triệu tấn/năm). Chính vì thế nên nguồn cung ure trong nước không có biến động, doanh nghiệp ure trong nước đã và đang hướng tới xuất khẩu.
Giá phân bón giảm nhanh khi chi phí khí đốt tự nhiên, nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón và nhu cầu của nông dân cùng giảm. Nhất là sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại và không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón, nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới không còn tình trạng khan hiếm cục bộ (theo Hiệp hội phân bón Việt Nam).
0
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết