(CHG) Giá phân urê thế giới có sự điều chỉnh giảm giá. Các doanh nghiệp sản xuất urê trong nước cũng đã có điều chỉnh hạ nhiệt theo giá phân urê thế giới, dao động trong khoảng 16 triệu đồng/tấn tùy loại.
Giá phân urê thế giới giảm
Theo Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) cho biết, vào ngày 16/6 vừa qua, giá chào thầu phân urê hạt đục trên thế giới (giá FOB - giá đã bao gồm chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu) là 547 USD/tấn. Đặc biệt, giá phân urê hạt đục của Sơn Đông, Trung Quốc chào thầu ngày 16/6 chỉ còn 448 USD/tấn.
Đây là mức giảm khá mạnh so với mức 1.060 USD/tấn thời điểm tháng tháng 1/2022.
Cũng theo bà Hiền, giá phân urê thế giới giảm mạnh là do Trung Quốc thay đổi chính sách cho phép xuất khẩu phân bón trở lại khi cao điểm mùa vụ tại Trung Quốc đã qua. Với nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước thấp điểm trong khi công suất sản xuất phân bón của nước này lên tới 200 triệu tấn/năm nên doanh nghiệp sản xuất phân bón đẩy mạnh xuất khẩu.
Nga là đất nước cung cấp lượng phân urê lớn trên toàn cầu cũng đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang thị trường Ấn Độ và thị trường Nam Mỹ với giá bán thấp hơn 30% mặt bằng giá thế giới.
Giá phân urê trong nước cũng có xu hướng giảm giá |
Những ngày qua, giá phân urê tại thị trường Tân Quy, TP. Hồ Chí Minh hiện dao động trong khoảng 16 triệu đồng/tấn tuỳ loại, giảm khoảng 200 nghìn đồng/tấn so với đầu năm.
Bà Hiền cũng cho biết, đến hết ngày 15/5, PVCFC mới bán được khoảng 50% sản lượng phân bón theo kế hoạch. "Khảo sát của PVCFC cho thấy, nông dân tại khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên bỏ ruộng nhiều; nông dân miền Tây Nam bộ bỏ vụ ba do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả khi giá vật tư nông nghiệp đầu vào cao trong khi giá nông sản lại thấp. Với nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp như vậy, cộng với áp lực giá thế giới giảm, giá phân bón trong nước cũng có xu hướng giảm giá", bà Hiền cho biết.
Sẽ điều chỉnh giá phân bón trong nước?
Theo thông lệ trên thị trường thế giới, giá phân urê thế giới phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu thế giới. Trong khi đó, giá dầu thế giới vẫn được nhiều tổ chức phân tích thị trường dự báo vẫn khó giảm do nguồn cung thắt chặt.
Bà Nguyễn Thị Tiêu, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hà Anh, đơn vị nhập khẩu và phân phối phân bón lớn ở miền Bắc cho biết, hiện giá phân urê Indonesia công ty nhập về đến Việt Nam là 14,2 triệu đồng/tấn, giảm nhiều so với hồi đầu năm. Với việc giá urê nhập khẩu chỉ ở mức như vậy, các nhà sản xuất trong nước buộc phải điều chỉnh giá bán giảm 2 triệu đồng tấn.
Bà Tiêu cũng thông tin thêm, mấy ngày gần đây, theo đà giảm của giá urê thế giới, giá urê Phú Mỹ và urê Cà Mau đã giảm từ mức 17 triệu đồng/tấn xuống còn 15 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, đạm urê Hà Bắc và urê Ninh Bình vẫn chưa giảm giá.
Tuy nhiên, trong một vài ngày tới chắc chắn các doanh nghiệp sản xuất urê trong nước sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với giá nhập khẩu, nếu không cũng sẽ khó tiêu thụ.
Ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam thông tin: Từ đầu năm 2022, giá urê trên toàn thế giới có dấu hiệu giảm dần trong tháng 3, tăng nhẹ trở lại vào tháng 4 và tháng 5. Cụ thể giá urê bình quân tháng 1/2022 là 18,7 triệu đồng/tấn, tháng 2 là 16,25 triệu đồng/tấn, tháng 3 là 14,16 triệu đồng/tấn, tháng 4 là 16,7 triệu đồng/tấn, tháng 5 là 16,45 triệu đồng/tấn.
Tuy nhiên, hiện giá dầu thế giới vẫn ở mức cao và dự báo khó giảm trong những tháng cuối năm.
Như vậy, theo phân tích tổng quan về giá dầu thế giới và biểu đồ giá urê từ đầu năm đến nay, nhiều chuyên gia đánh giá, giá urê có thể hạ nhiệt tạm thời trong một thời điểm nhất định. Mặc dù khó có thể khẳng định giá urê sẽ tiếp tục giảm sâu nhưng đây cũng là một “điểm sáng” trong bối cảnh giá phân bón liên tục tăng cao và lập đỉnh trong thời gian gần đây.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết