Giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2022 giảm


(CHG) Giá vé máy bay Tết Nguyên đán nhiều chặng nội địa đang rẻ nhất trong vài năm gần đây, trong đó, đường bay vàng TP Hồ Chí Minh - Hà Nội, vé khứ hồi ngày cao điểm chỉ còn chưa tới 2 triệu đồng.

Chiều 10/1, theo khảo sát của phóng viên, hơn 20 ngày trước Tết Nhâm Dần - vé máy bay các chặng nội địa dịp Tết vẫn khá dồi dào và giá xuống thấp hơn mọi năm nhiều. Cụ thể, tại trạng web bán vé của Vietnam Airlines, giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội-TP Hồ Chí Minh bay ngày 30/1 (tức 28 Tết) về ngày 3/2 (tức mùng 3 Tết) giá đi thấp nhất từ 645.000đ/lượt, hạng thương gia 5.409.000đ/lượt, vé về từ 789.000đ đến 5.409.000đ.

Cũng trên đường bay vàng TP Hồ Chí Minh - Hà Nội, vé khứ hồi bay ngày 28/1 (28 Tết) về ngày 5/2 (mùng 5 Tết) giá thấp nhất chỉ từ hơn 2,5 triệu đồng (đã bao gồm thuế, phí) của Vietjet. Giá vé khứ hồi Vietravel Airlines nhỉnh hơn một chút khoảng 2,8 triệu đồng. Còn hãng Bamboo Airways trên hành trình này rẻ nhất từ 3,5 triệu và 4 triệu đồng (đã gồm thuế, phí và 20 kg hành lý ký gửi).

Giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2022 giảm -0
Vé máy bay Tết Nguyên đán chặng Hà Nội-TP Hồ Chí Minh hạng thấp nhất chưa tới 2 triệu đồng/vé khứ hồi.

Chị Ngọc Lan, một đại lý bán vé máy bay ở Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá vé máy bay Tết cũng bắt đầu hạ nhiệt từ năm ngoái. Những năm trước đó, hành khách thường phải chủ động đặt sớm để tránh hết vé vào ngày cao điểm. Vé khứ hồi của các hãng giá rẻ phải từ 4 triệu đồng, còn các hãng như Vietnam Airlines, Bamboo Airways khoảng trên 5 triệu đồng.

Chị Ngọc Lan thông tin thêm, năm nay bán vé Tết chậm hơn bởi vé rẻ, cũng như khách hàng có xu hướng đặt cận ngày bay để theo dõi quy định phòng, chống dịch của từng địa phương. Thậm chí, một số chặng gần Tết vé còn rẻ hơn bởi các hãng được tăng thêm chuyến bay so với vài tháng trước.

Dịp Tết Nhâm Dần 2022, các hãng hàng không trong nước dự kiến cung ứng khoảng 2,7 triệu ghế, chỉ bằng khoảng 70-75% so với Tết năm ngoái do ảnh hưởng của dịch và nhu cầu di chuyển thấp. Các hãng khuyến nghị hành khách nên mua vé tại website, ứng dụng di động, đại lý hoặc phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn để tránh mua phải vé giả, vé bị nâng giá. Đồng thời, các hãng cũng thông báo hành khách cần chủ động cập nhật các quy định về phòng, chống dịch của nhà chức trách được đăng tải trên website của các hãng và phương tiện thông tin đại chúng để đáp ứng điều kiện vận chuyển.

Hiện tại, hành khách đi máy bay phải khai báo di chuyển nội địa bằng ứng dụng PC - COVID và đáp ứng một trong ba điều kiện gồm: Tiêm đủ liều vaccine, khỏi bệnh không quá 6 tháng từ lúc khởi hành chuyến bay, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Đối với hành khách xuất phát hoặc cư trú từ địa bàn với dịch cấp 4 bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã cho phép tăng tần suất khai thác trên các đường bay nội địa từ tháng 1 đến hết ngày 16/2/2022. Theo đó, đường bay Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh sẽ tăng lên 25 chuyến khứ hồi/ngày giai đoạn từ cuối tháng 12/2021 đến 18/1/2022 và 52 chuyến khứ hồi/ngày từ ngày 19/1/2022 đến 16/2/2022.

Tương tự như giai đoạn thời gian nêu trên, các chặng bay khác như TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng tăng tương ứng 20 chuyến khứ hồi/ngày và 27 chuyến khứ hồi/ngày; đường bay Hà Nội - Đà Nẵng tăng 20 chuyến/khứ hồi/ngày cả 2 giai đoạn; đường bay TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng/Nghệ An/Thanh Hoá tăng tương ứng 9 chuyến khứ hồi và 14 chuyến khứ hồi/ngày; đường bay Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đi, đến Phú Quốc, Khánh Hoà tăng tương ứng 14 chuyến khứ hồi và 27 chuyến khứ hồi; đường bay TP Hồ Chí Minh - Bình Định tăng tương ứng 9 chuyến khứ hồi và 18 chuyến khứ hồi/ngày. Các đường bay khác tổng cộng 9 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.

Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục theo dõi tình hình thị trường, diễn biến dịch bệnh tại các địa phương và trên toàn quốc để đề xuất, báo cáo Bộ GTVT điều chỉnh tần suất trên các đường bay trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (nếu cần thiết) trước ngày 13/1/2022.

Thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam, từ ngày 4 đến ngày 7/1/2022, có tổng cộng 47 chuyến bay quốc tế hạ cánh Việt Nam (16 chuyến thương mại thường lệ, 20 chuyến combo, 11 chuyến chuyên gia/du lịch) vận chuyển 6.094 khách. Trong số các chuyến bay nêu trên, có 15 chuyến bay hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (trong đó có  3 chuyến com bo) với tổng số 1.285 khách (640 khách trên chuyến bay combo, chiếm 49,8%); 23 chuyến hạ cánh tại Cảng hàng  không quốc tế Nội Bài  (trong đó có 08 chuyến com bo) với tổng số: 2.950 khách (1.754 khách trên chuyến bay combo chiếm 59,5%).

Trong thời gian qua, phần lớn các chuyến bay combo đều được Tổ công tác 5 Bộ phê duyệt cho thực hiện và hạ cánh tại các CHKQT Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác tại hai cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trên cơ sở thực tế nêu trên, nhằm giảm tình trạng ùn tắc tại các Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất khi làm thủ tục xét nghiệm nhanh đối với hành khách nhập cảnh, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT đề nghị Bộ Ngoại giao với vai trò đầu mối trong việc xem xét, phê duyệt các chuyến bay combo sẽ hạn chế tối đa các chuyến bay combo chở công dân về nước hạ cánh tại hai Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất cho tới khi có điều chỉnh quy định về xét nghiệm nhanh đối với hành khách nhập cảnh.

Nguồn: Báo Công An Nhân Dân

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3