Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê bền vững


(CHG) Trong ngắn hạn, việc gia tăng xuất khẩu cà phê khi giá đang ở mức cao là giải pháp tối ưu giúp Việt Nam tiếp tục có được kim ngạch trên 4 tỷ USD. Tuy nhiên, về lâu dài ngành cà phê cần hướng tới các biện pháp mang tính bền vững hơn.
Khó khăn bủa vây ngành xuất khẩu cà phê
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa), kể từ tháng 9/2022 ngành cà phê Việt Nam bắt đầu gặp nhiều khó khăn do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn đã giảm, khách mua hàng ít. Song, tính chung cả năm thì ngành cà phê Việt Nam vẫn có tăng trưởng tốt, nhất là giá xuất khẩu tăng cao.
“Bước sang năm 2023, xuất khẩu cà phê sẽ đối mặt nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là tại châu Âu gồm 27 nước trong trong khối EU và một số các nước ngoài EU, nơi chiếm đến hơn 46% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, khu vực này còn rất nhiều biến động do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, vấn đề lạm phát của các nước trong khu vực vẫn tăng cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường châu Âu”, Chủ tịch Vicofa cho biết.
Ở trong nước, nguồn cung cà phê đang có dấu hiệu chững lại, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch sầu riêng và chanh leo của Việt Nam. Số đơn đặt hàng lớn trong khi nguồn cung đủ điều kiện xuất khẩu còn thấp đã đẩy giá mặt hàng này tăng đột biến. Nông dân tại các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng đẩy mạnh diện tích canh tác sầu riêng, thậm chí là phá bỏ vườn cà phê để chuyển sang loại cây trồng đang phát triển “nóng” nói trên.
Hơn thế, tình trạng xuất khẩu thô với giá trị gia tăng thấp vẫn luôn là bài toán Việt Nam cần giải quyết vì sự phát triển lâu dài của ngành cà phê. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp sản xuất cà phê cần đầu tư cho khâu sản xuất, nhằm hướng tới xuất khẩu cà phê đã qua chế biến với giá trị cao, đồng thời chuyển dịch phương thức chế biến, rang xay phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu.
Trước thực trạng ngành cà phê đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD vào năm 2023, mục tiêu 6 tỷ
USD vào năm 2030 các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt thì cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu cà phê thông qua việc triển khai các giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn nữa.
Theo đó, trong công tác sản xuất, chế biến, cần xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và sản lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt “Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” với mục tiêu đến năm 2025 diện tích cà phê đặc sản của nước ta là 2% tổng diện tích, tương đương sản lượng ở mức 5.000 tấn và sẽ tăng lên tương ứng 3% và 11.000 tấn trong năm 2030.
3 giải pháp tránh rủi ro, thúc đẩy xuất khẩu
Kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia, các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Vì thế, khó khăn sẽ đến với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu, trong đó có cà phê.
Thách thức là điều luôn sẵn có và để vượt qua các rào cản, cán đích và vượt mục tiêu về giá trị xuất khẩu đề ra, theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), chúng ta nên thúc đẩy hoạt động xuất khẩu với các giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách đổi mới toàn diện trên tất cả các khâu, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, trong đó tập trung đổi mới công nghệ để nhanh chóng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ hai, cần nâng cao công tác phân tích, dự báo thị trường trước những biến động lớn của giá hàng hóa thế giới. Điều này cần sự vào cuộc của các Bộ/Ban/Ngành, trong việc xây dựng đội ngũ chuyên gia; hoặc phối hợp với các Tổ chức chuyên nghiệp trong công tác dự báo thị trường. Để từ đó đưa ra được định hướng đúng đắn trong hoạt động chốt giá xuất khẩu, giúp người nông dân và các doanh nghiệp tận dụng được những giai đoạn giá cao để bán hàng.
Thứ ba, sử dụng các Công cụ bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng cà phê. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện rất tốt nghiệp vụ bảo hiểm giá cà phê tại MXV, tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chủ quan, và chưa thực sự nghiêm túc trong nghiệp vụ này. Cần biết rằng, việc bảo hiểm giá qua các Sở Giao dịch đã phổ biến và được các tập đoàn quốc tế sử dụng trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm qua. Đây cũng là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của rất nhiều tập đoàn cà phê lớn trên thế giới, bởi sẽ rất rủi ro nếu đặt cược lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp vào biến động khó lường của giá thế giới.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cũng cho biết, sẽ thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và điều kiện bắt buộc là phải chuẩn hóa sản phẩm.
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trên thực tế, sản phẩm cà phê Robusta đã được Sở Giao dịch ICE London niêm yết với khối lượng giao dịch từ 100.000 – 200.000 tấn mỗi ngày.
Hơn nữa, trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đều có những nội dung quan trọng về mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Đây là đòn bẩy giúp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản, hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế lớn thế giới.
Yêu cầu đặt ra là phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, rào cản kỹ thuật cũng như hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật khắt khe đã được cam kết trong các Hiệp định.
Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần có những thay đổi. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, không nên nghĩ rằng, các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn, môi trường trở thành rào cản hạn chế xuất khẩu.
Nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành nông sản Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, mà còn về chất lượng và quy mô của ngành. “Đây là một nhân tố quan trọng có thể thúc đẩy sự phát triển thị trường nông sản Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng theo hướng bền vững hơn, mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU... Tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Quỳnh nhấn mạnh./.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3