Giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, không để đứt gãy nguồn cung


(CHG) Từ ngày 20/01/2023 đến ngày 30/01/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã giám sát 210 lượt cửa hàng bán lẻ xăng dầu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, cắt giảm thời gian bán hàng, đứt gãy nguồn cung xăng dầu.
Giám sát 210 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, không để đứt gãy nguồn cung.
Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ Công thương và Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường ứng trực 24/7, thường xuyên có mặt khảo sát tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Chú trọng các cửa hàng dọc tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 50 thời điểm trước, trong và sau Tết do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng cao; trước và sau kỳ điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào ngày 30/01/2023. Tập trung lực lượng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tại Tiền Giang, hiện có 600 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó có 589 cửa hàng đang hoạt động, 11 cửa hàng ngưng hoạt động và được Sở Công Thương chấp thuận. Trong hơn 10 ngày kể từ khi thực hiện Công điện 3883 (từ ngày 20 đến 30/01/2023), Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã tiến hành khảo sát 210 lượt cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm.
Đồng thời, giám sát 7 cửa hàng tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các huyện Gò Công Đông, Cai Lậy. Làm việc với đại diện cửa hàng và đo bồn thực tế, lực lương quản lý thị trường xác định các cửa hàng này đều hết xăng dầu cục bộ, đang chờ nhập hàng và không quá 1 ngày sau thời điểm giám sát thì tất cả các cửa hàng đều có xăng dầu bán lại bình thường.
Đối với trường hợp bị báo chí phản ánh về tình trạng bán hàng cầm chừng, đóng cửa ngưng bán hàng, lực lượng quản lý thị trường đã xuống giám sát thực tế, nhận thấy các cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, bán hàng theo thời gian đăng ký với Sở Công Thương, không có hiện tượng cắt giảm số lượng, thời gian bán hàng.
Với nỗ lực, quyết tâm của tập thể Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã góp phần tạo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu liên tục, đáp ứng nhu cầu của người dân; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đứt gãy, thiết hụt nguồn hàng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh long chỉ đạo các đội quản lý địa bàn thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm về hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hàng hóa có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc, xử lý vi phạm hành chính thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3