Giám sát, đảm bảo nguồn cung xăng dầu tại Nam Định


(CHG) Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã dẫn đầu đoàn công tác tới Nam Định để kiểm tra, nắm bắt về tình hình xăng dầu tại đây.

Ngày 7/9, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tiến hành kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình kinh doanh tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh dẫn đầu. Đoàn tập trung kiểm tra, cập nhập tình hình cung ứng, nhất là việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của các cơ sở kinh doanh. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát những cửa hàng xăng dầu có khối lượng giao dịch lớn.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tình hình kinh doanh xăng dầu tại Nam Định

Đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra giám sát tình hình kinh doanh tại 2 cửa hàng xăng dầu của thành phố Nam Định là: Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Hòa Vượng và cửa hàng xăng dầu Lộc An.

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Hòa Vượng thuộc Công ty Cổ phần Hoàng Sa (nhượng quyền thương mại của Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định thuộc Tổng công ty). Cửa hàng này hiện có 05 cột bơm xăng, dầu và 03 bồn chứa. Cửa hàng thứ hai là cửa hàng xăng dầu Lộc An (thuộc Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định) có 05 cột bơm và 04 bồn chứa. 

Theo báo cáo của đơn vị quản lý địa bàn, thời gian qua các cửa hàng hoạt động bình thường, lượng hàng hoá bán ra đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ phát triển sản xuất cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng. Không có hiện tượng găm hàng, đầu cơ tích trữ, bán cầm chứng hoặc tiết giảm thời gian bán hàng.

Bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường các doanh nghiệp đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về việc duy trì các điều kiện trong kinh doanh, bán đúng giá quy định, đảm bảo chất và lượng.

Các cửa hàng xăng dầu tại Nam Định hoạt động bình thường

Làm việc với đại diện các thương nhân kinh doanh xăng dầu, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đề nghị các đơn vị cần đảm bảo nguồn cung trong mọi trường hợp, không để xảy ra tình trạng ngừng bán hàng. 

Tổng Cục trưởng yêu cầu Cục QLTT tỉnh Nam Định tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc có hiệu quả sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan làm việc với các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh để làm rõ nguyên nhân, nếu cửa hàng xăng dầu thông báo hết hàng, không kịp thời cung cấp nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh. 

Tổng Cục trưởng nhận định, việc giám sát, kiểm tra mặt hàng xăng dầu phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Qua công tác kiểm tra, nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nam Định ổn định, không xảy ra hiện tượng thiếu hụt xăng hoặc dầu. Việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp, các cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu rất tốt đã đảm bảo việc cung ứng xăng dầu cho người dân.

Đặc biệt, Tổng Cục trưởng cũng lưu ý, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình để phát hiện các thủ đoạn, phương thức trong kinh doanh, vận chuyển, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng đầu, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng găm hàng, ngừng bán hàng, đóng cửa.

Đồng thời các Đội QLTT địa bàn phải có trách nhiệm phát hiện sớm, phải biết cửa hàng nào đóng cửa trước khi người dân hay báo chí phản ánh; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu; tích cực phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu để xử lý.

Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Nam Định sẽ chủ động, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng xăng dầu nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi găm hàng và ngừng bán hàng hoặc vi phạm các quy định của nhà nước trong quá trình kinh doanh. Nếu cửa hàng nào ngừng kinh doanh, trong trường hợp do nhà cung cấp xăng dầu, Cục QLTT sẽ làm việc với các thương nhân đầu mối phân phối, đại lý. Nếu phát hiện vi phạm đơn vị sẽ xử lý theo thẩm quyền. Trong trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo về Tổng Cục QLTT hoặc Bộ Công thương để xử lý theo quy định.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3