(CHG) Theo báo cáo của Sở Công Thương TP Hà Nội, kinh tế Thủ đô thời gian qua đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hà Nội đang đẩy mạnh nhiệm vụ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ.
Tăng trưởng trong khó khăn
Mặc dù chịu nhiều tác động của đại dịch Covid 19, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục khởi sắc. Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu... Theo báo cáo của Sở Công Thương TP Hà Nội, ước tính quý I-2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 5,74% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 0,74 điểm % vào mức tăng chung 5,83% của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thủ đô.
Người dân mua sắm hàng hóa tại hệ thống siêu thị BRGMart trên địa bàn TP Hà Nội. Ảnh: VIỆT ANH |
Sau khi UBND TP Hà Nội cho phép các hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải... được hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới đã tạo đà tích cực cho sự phục hồi ngành thương mại, dịch vụ. Cụ thể, quý I-2022, giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 6,15% so với cùng kỳ, đóng góp 4,06 điểm % vào mức tăng chung 5,83% của GRDP. Trong đó, giá trị tăng thêm hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 4,37%. Hoạt động xuất, nhập khẩu của TP Hà Nội trong những tháng đầu năm cũng đạt kết quả tích cực với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 12,7 tỷ USD, tăng 14,7%.
Đây là kết quả của việc thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của thành phố.
Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Thủ đô vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc, đồng chí Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu nhân công... dẫn đến mất cân đối cung-cầu, giảm đơn hàng, giảm sản lượng. Bên cạnh đó, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào như: Xăng, dầu, gas ... tăng cao khiến chi phí sản xuất đầu vào của tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ bị ảnh hưởng...
Đồng chí Nguyễn Đình Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội cũng thông tin, hệ thống lưới điện trên địa bàn thành phố đã cải thiện nhưng chưa đồng bộ dẫn đến khả năng dự phòng lưới điện còn hạn chế, một số đường dây, trạm biến áp đã đầy tải, nhất là tại khu vực trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa trong phát triển các hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ... còn thiếu cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Quý II-2022 và những tháng còn lại của năm 2022, kinh tế Việt Nam nói chung và TP Hà Nội nói riêng dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động bởi tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Đồng chí Trần Thị Phương Lan kiến nghị, trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội xem xét ủy quyền cho Sở Công Thương TP Hà Nội cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn thành phố; quy chế quản lý cụm công nghiệp, kế hoạch xây dựng và phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP... Đồng thời, UBND thành phố cần xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hồi phục sản xuất trong điều kiện bình thường mới. Cụ thể, miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác hệ thống chợ truyền thống... Sở Công Thương TP Hà Nội đề nghị UBND TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, qua đó đáp ứng tiến độ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp trong năm 2022. Đề nghị các sở, ngành rút ngắn tối thiểu 50% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp.
Nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn, TP Hà Nội vừa tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung và tuần hàng Việt TP Hà Nội năm 2022 (trọng tâm diễn ra vào các tháng 5, 7, 11-2022). Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, chương trình là hoạt động thiết thực, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của thành phố năm 2022.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã, các hội, hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý, triển khai các chương trình khuyến mại hấp dẫn, bán hàng bảo đảm văn minh thương mại, đúng quy định pháp luật; tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích đẩy mạnh thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết