Hải Phòng: Thu hút 25 tỷ USD vốn FDI vào các KCN, KKT


(CHG) Những năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) tại Hải Phòng tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, qua 30 năm phát triển (1993-2023), các KCN, KKT đã tạo lực đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, là động lực phát triển vùng Bắc Bộ, cơ bản hoàn thành trách nhiệm đặt nền móng đầu tiên cho cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giải quyết việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, đô thị hóa.

Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng (KCN Tràng Duệ, huyện An Dương), một trong những dự án FDI tiêu biểu ở Hải Phòng.
Đặc biệt, đã dần hình thành các khu đô thị công nghiệp hướng biển, trung tâm công nghiệp công nghệ cao, xây dựng hệ thống cảng biển, logictisc tầm cỡ quốc tế.
Hiện trên địa bàn đã thành lập được 14 KCN với diện tích 6.080ha và đến nay, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 61%; KKT Đình Vũ - Cát Hải với tổng diện tích 22.540ha đã được đầu tư xây đồng bộ, phát triển các KCN, khu đô thi, trung tâm thương mại và cảng biển, logictisc tầm cỡ quốc tế.
Hải Phòng đã thu hút được gần 800 dự án đầu tư vào KKT, các KCN. Trong đó, 503 dự án FDI, với tổng vốn đạt 25 tỷ USD; dự án trong nước đạt 13,2 tỷ USD, đưa Hải Phòng đứng thứ 6 cả nước, đứng thứ 2 miền Bắc về thu hút đầu tư.
Đáng chú ý, từ năm 2020 đến nay, thu hút vốn đầu tư tăng mạnh, ước đạt trên 11 tỷ USD; riêng 9 tháng đầu năm 2023 đã thu hút được gần 3 tỷ USD, vượt kế hoạch được giao cả năm.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tạo điểm tựa và niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư và Hải Phòng đã là địa điểm được lựa chọn đầu tư hàng đầu của các tập đoàn lớn, đa quốc gia.
Các KCN, KKT đã tạo việc làm ổn định cho khoảng gần 200.000 lao động trực tiếp (chiếm 2/3 tổng số lao động toàn thành phố), thu nhập khoảng 10,2 triệu đồng/tháng, gấp 1,46 lần so mức thu nhập bình quân cả nước…

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3