Hải quan chủ động phương án đảm bảo thông quan khi Trung Quốc mở cửa


(CHG)  Các đơn vị Hải quan trên biên giới phía Bắc đã chủ động phương án để đảm bảo thông quan hàng hóa, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hải quan và phối hợp giải quyết thủ tục cho hành khách xuất nhập cảnh khi Trung Quốc mở cửa sau thời gian dài áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan tại các địa bàn biên giới phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu) cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu trong những ngày đầu Trung Quốc mở cửa vẫn chủ yếu diễn ra tại các cửa khẩu quốc tế (như thời điểm Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch), các cửa khẩu phụ, lối mở… hầu như chưa có hoạt động xuất nhập khẩu trở lại. Điểm mới là hoạt động xuất nhập cảnh được diễn ra sôi động hơn, nhất là cửa khẩu quốc tế như Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Lào Cai)… 
 
 Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) phối hợp hướng dẫn người dân làm thủ tục xuất nhập cảnh, ngày 8/1/2023. Ảnh: Duy Quang
 Tại Lạng Sơn, ngày 8/1, khi Trung Quốc chính thức khôi phục toàn diện hoạt động xuất nhập khẩu và bước đầu là khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) giúp hoạt động thông quan tại địa bàn tấp nập hơn. Nhằm đảm bảo hoạt động thông quan và xuất nhập cảnh thông suốt, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trong ngày 8/1, lực lượng chức năng tại Lạng Sơn đã làm thủ tục cho 2.662 lượt hành khách xuất nhập cảnh.
Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và các cửa khẩu: Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam có thay đổi theo chiều hướng tích cực và thông suốt. Tại các cửa khẩu, các chuyến xe chở hàng xuất nhập khẩu đã chính thức được tài xế chở thẳng vào khu vực kiểm hóa hàng hóa (không thực hiện phương án trung chuyển như trước); cùng với đó tài xế không còn phải mặc bộ đồ bảo hộ như trước, chỉ cần có kết quả xét nghiệm RT-PCR, điều này giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi hơn.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa, Hải quan Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung xử lý nhanh chóng thông tin khai báo của doanh nghiệp trên nền tảng cửa khẩu số để rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) Bế Thái Hưng cho biết, từ sáng 8/1, cơ quan Hải quan tại cửa khẩu đã linh hoạt thực hiện việc kiểm soát đối với tất cả các tờ khai của doanh nghiệp. Trong ngày, Chi cục đã làm thủ tục thông quan cho 220 xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đối với hoạt động kiểm soát hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các lực lượng thực hiện hoạt động kiểm soát theo đúng quy định. Các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền về phòng chống dịch, các yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cho lái xe, chủ hàng, hành khách nắm bắt kịp thời; các doanh nghiệp hoạt động bến bãi tại cửa khẩu khẩn trương sắp xếp, bố trí khu vực bến bãi khoa học, hợp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, tập kết hàng hóa, cung ứng kịp thời dịch vụ như sang tải, xếp dỡ hàng hóa….
Thời gian tới, UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường hội đàm, trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu như gỡ bỏ các điều kiện về xét nghiệm; kéo dài thời gian làm việc tại các cửa khẩu, sớm khôi phục lại hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Tân Thanh mốc 1090 trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, khôi phục lại hoạt động thông quan tại các cửa khẩu phụ khi đáp ứng đầy đủ điều kiện để nâng cao năng lực thông quan thúc đẩy và góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu giữa tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc.
Trong quá trình thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa mới, các tổ chức, cá nhân có khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn để được hướng dẫn và kịp thời giải quyết. Ngoài ra, nếu có thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa, xuất nhập cảnh, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cũng sẽ thông báo tới các tổ chức, cá nhân.
 
 Nhiều hành khách xuất cảnh tập trung tại khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái chờ làm thủ tục sáng 9/1/2023. Ảnh: Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái cung cấp.
Tại Quảng Ninh, theo Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái, ngày 8/1, đã có 1.227 lượt hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, trong đó 1.123 lượt người Trung Quốc làm thủ tục xuất cảnh và 104 người Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh.
Từ 8 giờ ngày 8/1, tại cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) chính thức mở cửa trở lại cho hành khách xuất nhập cảnh sau gần 3 năm tạm dừng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, ngày 7/1/2023, Chính quyền nhân dân TP Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) có thư thông báo tới UBND TP Móng Cái.
Trong thư nêu rõ, về hoạt động xuất nhập cảnh được thực hiện trở lại từ ngày 8/1/2023, thời gian và quy trình xuất nhập cảnh qua cửa khẩu cầu Bắc Luân I từ 9 giờ đến 17 giờ giờ Bắc Kinh (từ 8 giờ đến 16 giờ giờ Hà Nội). Phía Trung Quốc dừng việc thực hiện “nhập cảnh hẹn trước”, người nhập cảnh có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 48 tiếng được nhập cảnh bình thường.
Đồng thời, phía TP Đông Hưng đề nghị UBND TP Móng Cái hỗ trợ công tác kiểm tra kết quả giấy xét nghiệm RT-PCR của người nhập cảnh. Ưu tiên bố trí và tạo điều kiện thuận lợi cấp visa tương ứng cho người nước ngoài đến Trung Quốc làm việc, hoạt động thương mại, du học, thăm thân, đoàn tụ; đồng thời, căn cứ tình hình dịch bệnh trên thế giới và khả năng dịch vụ đảm bảo, từng bước cho phép công dân Trung Quốc xuất cảnh du lịch.
Trong thư cũng nêu rõ, từ ngày 8/1/2023, điều chỉnh hoạt động thông quan hàng hóa qua cầu Bắc Luân II (Móng Cái)- cầu Phao (Bến Biên mậu Đông Hưng). Cụ thể, bãi bỏ hoàn toàn quy định phân cấp, phân vùng quản lý; bãi bỏ việc phân vùng nguy cơ (vùng đỏ) dịch Covid-19, dừng thực hiện việc phân cấp, phân vùng quản lý dịch Covid-19.
Mặt khác, tối ưu hóa cách thức giao nhận hàng hóa; bãi bỏ quy định phun khử khuẩn đầu và cabine phương tiện chở hàng nhập cảnh Trung Quốc tại cửa khẩu và tại khu giao nhận hàng hóa cặp chợ biên giới, chờ 30 phút tại vạch phân quản. Tối ưu hóa công tác quản lý hàng và phương tiện chở hàng; bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm RT-PCR, khử khuẩn và chờ 30 phút tại vạch phân quản đối với phương tiện chở hàng, hàng khô, hàng tạp hóa; bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm và khử khuẩn đối với từng lô, từng kiện hàng hóa chuỗi lạnh, không yêu cầu phải đưa vào kho quản lý giám sát tập trung để quản lý. Bãi bỏ hoàn toàn quy định quản lý khép kín; bãi bỏ việc quản lý khép kín đối với tất cả nhân viên tại cửa khẩu, cặp chợ biên giới, không thực hiện xét nghiệm RT-PCR hàng ngày.
Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) cho biết, chi cục đã chủ động xây dựng phương án chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, bố trí con người đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn.
Tại cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu), lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô (Cục Hải quan Quảng Ninh) cho biết, từ ngày 8/1, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn còn khá hạn chế do nhiều doanh nghiệp có kế hoạch nghỉ tết sớm. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu phát sinh hàng xuất khẩu (vật liệu xây dựng, quế, hồi…) và không phát sinh hàng nhập khẩu.
Theo Thông báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Khu Phòng Thành (Trung Quốc) về ưu tiên điều chỉnh các biện pháp thông quan tại cửa khẩu Động Trung (lối thông quan), Lối thông quan Lý Hỏa, kể từ 8/1, bãi bỏ toàn bộ quy định quản lý phân cấp, phân vùng cửa khẩu (lối thông quan), không thực hiện quản lý phân cấp phân vùng; bãi bỏ toàn bộ quy định quản lý khép kín tại cửa khẩu (lối thông quan); bãi bỏ quản lý khép kín đối với người công tác tại cửa khẩu (lối thông quan), không thực hiện quy định xét nghiệp hàng ngày bằng phương pháp RT-PCR…
Đồng thời, tập trung làm tốt công tác phòng hộ cá nhân; nhân viên tại cửa khẩu, cặp chợ biên giới thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ cá nhân, khi cần thì thực hiện “hai điểm một tuyến”, xây dựng cơ chế luân chuyển nhân viên công tác tại các vị trí quan trọng, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt đông thông quan cửa khẩu; ưu tiên điều chỉnh quy trình kiểm dịch y tế nhập cảnh. Thực hiện việc quản lý kiểm dịch y tế bình thường với người nhập cảnh; đối với những người khai báo sức khỏe có dấu hiệu bất thường hoặc có triệu chứng bị sốt thì căn cứ tình hình rà soát thực tế để phân loại, xử lý…
 
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong ngày 8/1/2023.
Ảnh: Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai cung cấp
.
 Tại Lào Cai, đại diện Cục Hải quan Lào Cai cho biết, những ngày đầu Trung Quốc mở cửa toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn vẫn chỉ diễn ra ở cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành và ga đường sắt quốc tế Lào Cai như thời điểm phía Trung Quốc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Điểm mới là từ ngày 8/1/2023, người dân được xuất nhập cảnh qua cửa quốc quốc tế Lào Cai.
Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, trong ngày 8/1/2023, đơn vị giải quyết thủ tục để thông quan cho 263 xe hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, trong đó xuất khẩu 80 xe và nhập khẩu 183 xe. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản.
Ngoài ra, Chi cục còn phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho 474 hành khách (xuất cảnh 285 người, nhập cảnh 189 người).
“Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn chưa cho phép tài xế hai nước (Việt Nam và Trung Quốc) được sang lãnh thổ của mỗi bên qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành để chở hàng xuất nhập khẩu. Trong ngày hôm nay việc chuyên chở hàng hóa vẫn thực hiện theo phương án trung chuyển như thời điểm phòng, chống dịch do đó, lượng hàng xuất nhập khẩu chưa có tăng trưởng nhiều. Hy vọng phía Trung Quốc sớm cho phép tài xế của mỗi bên được xuất nhập cảnh để chở hàng xuất nhập khẩu như trước thời điểm dịch Covid-19 để đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa”, lãnh đạo Chi cục chia sẻ thêm.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin về việc Trung Quốc khôi phục toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên địa bàn, ngày 4/1/2023, lãnh đạo Cục Hải quan Lào Cai có văn bản yêu cầu các chi cục và Đội Kiểm soát hải quan kiểm tra, rà soát hệ thống cơ sở vật chất: máy vi tính, phần mềm, kết nối mạng... và việc bố trí nguồn nhân lực tại các khâu nghiệp vụ để thực hiện các quy trình thủ tục hải quan; đảm bảo thực hiện tốt quy trình kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, người, phương tiện xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại qua biên giới, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có).
Nắm vững tình hình về hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh phía chính quyền huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thường xuyên trao đổi với các lực lượng: Ban Quản lý cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương để có phương án thực hiện đảm bảo hoạt động quản lý cửa khẩu, biên giới. Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng có dấu hiệu về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.
Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Tại Cao Bằng, theo đại diện Cục Hải quan Cao Bằng, thời điểm Trung Quốc mở cửa và trước đó, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra ở cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, cửa khẩu Sóc Giang. Nhiều cửa khẩu phụ, lối mở còn lại trên địa bàn Cao Bằng chưa có hoạt động xuất nhập khẩu trở lai (gồm: Lý Vạn, Bí Hà, Nà Lạn, Pò Peo).
Ngoài ra, người dân đã được xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu trên địa bàn. Cục Hải quan Cao Bằng chủ động các phương án để đảm bảo thông quan hàng hóa và quản lý nhà nước về hải quan; phối hợp giải quyết thủ tục cho hành khách xuất nhập cảng.
Tại Hà Giang, tại cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang)- Thiên Bảo (Trung Quốc), lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Cục Hải quan Hà Giang) cho biết, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu khá trầm lắng, chưa có dấu hiệu của hoạt động trở lại bình thường như trước thời điểm dịch bùng phát. Phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ do lái xe của Việt Nam điều khiển đến Quốc Môn giao cho lái xe bên Trung Quốc và ngược lại đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa của Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy vẫn tiếp tục bám sát tình hình hoạt động biên giới hai bên để triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, bố trí cán bộ thường trực giải quyết thủ tục hải quan kịp thời cho doanh nghiệp.
Đại diện Cục Hải quan Điện Biện cho biết: ở khu vực cửa khẩu giáp Trung Quốc do đơn vị quản lý thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, cho biết hoạt động xuất nhập khẩu chưa có nhiều biến chuyển.
 
Bộ Công Thương đã thông báo tới doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương về việc Trung Quốc bỏ xét nghiệm liên quan Covid-19 tại cửa khẩu để chủ động áp dụng biện pháp phù hợp. Đồng thời, Bộ tiếp tục khuyến nghị các doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là địa phương có vùng sản xuất nông sản tập trung xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc cần tiếp tục chủ động cập nhật thông tin về tình hình hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu biên giới và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới phía Bắc trong công tác điều phối lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn.
 

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/hai-quan-chu-dong-phuong-an-dam-bao-thong-quan-khi-trung-quoc-mo-cua-170841.html

Còn lại: 1000 ký tự
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh long chỉ đạo các đội quản lý địa bàn thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm về hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hàng hóa có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc, xử lý vi phạm hành chính thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng TP.HCM kiểm tra liên tiếp nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng đang bày bán, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, với trị giá gần 500 triệu.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra, phát hiện 01 doanh nghiệp kinh doanh vàng, có hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt số tiền 85.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Hơn 100 thùng đá cắt kim loại hiệu THEOID TIGER giả mạo bị thu giữ

(CHG) Công an huyện Hóc Môn đã phát hiện và thu giữ 105 thùng đá cắt kim loại hiệu THEOID TIGER nghi vấn là hàng giả. Vụ việc hiện đã được tố tụng lên Tòa án Nhân dân huyện Hóc Môn.

Xem chi tiết
2
2
2
3