(CHG) Theo Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho biết, hai quý đầu năm, hoạt động tại các cảng hàng không đã sôi động trở lại. Tuy nhiên, hàng không vẫn lỗ lớn do biến động giá nhiên liệu dù lượng hành khách tăng cao.
Đường bay quốc tế vẫn gặp khó khăn trong quá trình phục hồi
Ngày 28/6, theo thông tin tại Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ GTVT, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không VN cho biết: “Trong Quý 2/2022, sản lượng vận chuyển khách nội địa liên tục tăng từ 10-15% qua từng tháng cũng như tăng gần 30% so với cùng thời điểm các tháng Hè 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19)”
Cũng theo ông Thắng, 6 tháng qua, sản lượng chuyến bay tại các cảng hàng không Việt Nam đạt 205.000 chuyến. Trong đó, bay quá cảnh đạt khoảng 66.700 chuyến, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 43,4 triệu khách, tăng 65,5%.
Riêng sản lượng khách do các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt khoảng 21,4 triệu hành khách, tăng 62,4%. Trong đó, sản lượng khách nội địa là 20,8 triệu khách, tăng 57,3%.
Các hãng hàng không Việt Nam vẫn lỗ lớn dù lượng hành khách tăng cao - Ảnh minh họa |
Trong khi sản lượng khách nội địa khởi sắc thì việc khôi phục đường bay quốc tế tại các thị trường trọng điểm hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, thị trường số 1 của hàng không Việt Nam là Hàn Quốc vẫn bị khống chế chuyến bay ở số lượng lượng thấp, điều kiện nhập cảnh phức tạp.
Thị trường Trung Quốc hiện chỉ được tăng thêm 1 chuyến/tuần, lên 2 chuyến/tuần do duy trì chính sách Zero Covid.
Các thị trường khác như: Đài Loan, Nhật Bản đang trong quá trình từng bước mở cửa.
“Mục tiêu đặt ra trong 6 tháng cuối năm là khôi phục tối đa các đường bay đến Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và tăng đường bay sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 30% so với thời điểm trước dịch Covid-19”, ông Thắng chia sẻ.
Về phía doanh nghiệp, ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airline cũng tỏ ra sốt sắng khi theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam là 1 trong 9 thị trường phục hồi thị trường nội địa tốt và nhanh nhất thế giới. Thế nhưng, tốc độ phục hồi đường bay quốc tế lại không được như kỳ vọng.
“Thống kê cho thấy, số khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 2,4 triệu lượt khách. Con số này chỉ kbằng 11% so với cùng kỳ năm 2019”, ông Quang thông tin.
Giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng đến các hãng bay
Theo Báo cáo tại hội nghị, Cục trưởng Cục Hàng không cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến biến động giá nhiên liệu hiện nay.
“Các hãng hàng không dù đã khôi phục được nhiều đường bay, giải quyết được dòng tiền nhưng do giá xăng, dầu tăng phi mã trong suốt thời gian qua, doanh thu vẫn chưa bù đắp được chi phí, ước tính, các hãng vẫn lỗ gần 100 tỷ/tháng”, ông Đinh Việt Thắng thông tin thêm, đồng thời kiến nghị Bộ GTVT xem xét, kiến nghị Chính phủ giảm thuế môi trường, xăng dầu hỗ trợ chi phí hoạt động cho các hãng; Từng bước nới lỏng giá trần để các hãng linh hoạt giá vé hơn trong thời gian tới.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay: Xung đột chính trị giữa một số nước trên thế giới đẩy giá dầu tăng lên nhanh chóng. Theo tính toán, xăng, dầu tăng lên 1 USD, VNA lại phát sinh chi phí nhiên liệu thêm 12 tỷ.
“Nếu giá nhiên liệu vẫn giữ ở mức 150 - 156 USD/thùng đến cuối năm 2022, chi phí phát sinh cho nhiên liệu Vietnam Airlines dự kiến là khoảng 8.000 tỷ đồng”, lãnh đạo Vietnam Airlines nói, đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét có cơ chế mở về giá trần và cho phép các hãng hàng không trong nước thu phụ phí xăng, dầu ở đường bay nội địa để có nguồn lực tài chính hoạt động, duy trì tốt các đường bay.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết