(CHG) Sau gần 2 năm đóng cửa vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, vừa hoạt động trở lại, hàng loạt cơ sở karaoke lại tiếp tục phải đóng cửa do không bảo đảm quy định về an toàn PCCC. Nhiều cơ sở karaoke đứng trước nguy cơ phá sản.
Sáng 15/6, tại Hà Nội, Hội nghị đánh giá công tác triển khai thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và UBND TP. Hà Nội tổ chức, tập trung đánh giá công tác triển khai thực hiện Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Phát biểu tại hội nghị, bà Vi Thanh Hoài, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho rằng: “Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 54 đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế hiện nay. Sau gần 5 năm thực hiện, hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường đã dần đi vào nền nếp, nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Hầu hết các địa phương đều cho rằng, Nghị định đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ, trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được phân công cụ thể, rõ ràng là cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện. Các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường đã được các địa phương tuyên truyền triển khai, hướng dẫn kịp thời”.
Toàn cảnh hội nghị.
“Tuy nhiên, sau gần 2 năm đóng cửa vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, vừa hoạt động trở lại, hiện nay hàng loạt cơ sở karaoke lại tiếp tục phải đóng cửa do không bảo đảm quy định về an toàn PCCC. Nhiều cơ sở karaoke đứng trước nguy cơ phá sản”. Đồng tình với quan điểm này, bà Đinh Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Long An cho rằng, nhiều cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường tại địa phương mình cũng gặp những khó khăn về điều kiện bảo đảm phòng cháy, chữa cháy, diện tích kinh doanh...
Trong khi đó, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, môi trường văn hóa lành mạnh là một nhiệm vụ quan trọng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặt ra mục tiêu “Làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại”; đồng thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp “Đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về văn hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110 về quản lý và tổ chức lễ hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, văn minh. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã được các cấp, ngành và địa phương thực hiện ngày càng bài bản, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, đồng thời phát huy hiệu quả trong việc gìn giữ, tôn vinh giá trị truyền thống tốt đẹp của lễ hội Việt Nam./.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết