Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế bị Hải quan TPHCM cưỡng chế


(CHG) Hàng loạt doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế nội địa và thuế XNK đã bị cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi thuế cho ngân sách nhà nước.
Điểm mặt doanh nghiệp nợ lớn bị cưỡng chế
Theo danh sách 100 doanh nghiệp nợ thuế do Cục Thuế TP.HCM công bố cuối tháng 8/2023 vừa qua, tổng số tiền thuế nợ lên đến 7.861 tỷ đồng, trong đó chiếm phần lớn là các doanh nghiệp liên quan lĩnh vực bất động sản.

Công chức Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.H
 
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng nợ thuế lớn, chây ỳ đã bị cơ quan Hải quan cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan. Mới đây, ngày 10/10/2023, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TPHCM) đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (số 36 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM). Lý do Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà bị cưỡng chế được xác định có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với tổng số tiền thuế bị cưỡng chế gần 114 tỷ đồng. Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà là công ty cổ phần ngoài nhà nước, được thành lập từ năm 2006; ngành nghề kinh doanh khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; sản xuất xi măng, vôi và thạch cao; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao…
Tương tự như trường hợp trên, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi Việt (186 Bis Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TPHCM) cũng bị Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ ngày 10/10/2023 với số tiền thuế bị cưỡng chế trên 48,2 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi Việt thành lập từ năm 2013, với lĩnh vực hoạt động chính: kinh doanh dịch vụ bất động sản; tư vấn, môi giới bất động sản; đầu tư bất động sản; phát triển dự án…
Cùng bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong đợt này còn có Công ty Cổ phần Danh Khôi Miền Nam (số 3 Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, TPHCM). Theo quyết định cưỡng chế của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, doanh nghiệp này bị cưỡng chế trong 1 năm kể từ ngày 10/10/2023. Công ty Cổ phần Danh Khôi Miền Nam được thành lập ngày 28/2/2006 (tiền thân là Công ty TNHH Bất động sản Danh Khôi Miền Nam), hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khai thác, quản lý vận hành dự án.
Theo Cục Hải quan TPHCM, các quyết định cưỡng chế nêu trên được cơ quan Hải quan thực hiện theo đề nghị của cơ quan Thuế TPHCM. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 10/10/2023. Quyết định chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ của doanh nghiệp được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 28 giám đốc doanh nghiệp
Không chỉ thực hiện cưỡng chế các doanh nghiệp nợ thuế nội địa theo đề nghị của Cục Thuế TPHCM, để thu hồi thuế cho ngân sách nhà nước, Cục Hải quan TPHCM đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp nợ thuế XNK chây ỳ. Theo thông tin từ Cục Hải quan TPHCM, đầu tháng 10/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, đã ban hành 28 thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 28 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ. Theo đó, thời gian tạm hoãn xuất cảnh kể từ ngày ký thông báo (4/10/2023) đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Các thông báo tạm hoãn xuất cảnh đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đồng thời gửi cho giám đốc các doanh nghiệp bị cưỡng chế.
Theo lãnh đạo Đội quản lý thuế- Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, những doanh nghiệp nợ thuế trên phần lớn phát sinh nhiều năm nay. Trong đó có một số giám đốc doanh nghiệp được các đối tượng thuê mướn làm giám đốc, không biết gì đến hoạt động XNK hàng hóa, cũng như việc nợ thuế của doanh nghiệp do mình làm giám đốc.
Cũng theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, hình thức cưỡng chế bằng biện pháp tạm dừng xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế trong thời gian qua đã mang lại kết quả thu hồi nợ khá tốt. Biện pháp này rất cương quyết, kể cả đối với doanh nghiệp có số nợ thuế nhỏ. Trước đó, trong 8 tháng năm 2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã ban hành trên 200 thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với giám đốc doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ. Kết quả là đã thu hồi hơn 12 tỷ đồng nợ thuế chây ỳ của doanh nghiệp.
Cùng với cách cưỡng chế bằng biện pháp thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế, các chi cục hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu- Cục Hải quan TPHCM đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, như: dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đề nghị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh; trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp… cũng đã có hiệu quả đáng kể.
Theo Cục Hải quan TPHCM, tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn tính đến 15/9/2023 là trên 1.953 tỷ đồng, giảm hơn 457 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2022… Trong đó, tổng số nợ chuyên thu quá hạn phát sinh trước năm 2023 được thu hồi và xử lý lũy kế từ đầu năm đến 12/9/2023 trên 678 tỷ đồng. Cùng với đó, Cục Hải quan TPHCM đã tham mưu UBND TPHCM ban hành 86 quyết định xóa nợ không có khả năng thu hồi, số tiền nợ được xóa trên 11 tỷ đồng; ban hành 42 quyết định khoanh nợ, với tổng số tiền nợ được khoanh trên 28 tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm 2023, Cục Hải quan TPHCM chỉ đạo các đơn vị tiếp tục rà soát, phân loại nợ để áp dụng các biện pháp thu hồ nợ thuế đạt hiệu quả cao, chống thất thu ngân sách nhà nước.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3