(CHG) Đó là nội dung vướng mắc của Cục Hải quan Kiên Giang trong quá trình xử lý hồ sơ hoàn thuế nguyên phụ liệu nhập khẩu (NK) tại chỗ (A12) để sản xuất giầy xuất khẩu (XK) của Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá vừa được Tổng cục Hải quan trả lời và hướng dẫn cụ thể.
Theo quy định tại điểm h, khoản 2 Điều 12 Nghị định134/2016/NĐ-CP: “Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế là sản phẩm NK tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế NK nếu người NK tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm NK tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người NK tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm NK tại thời điểm đăng ký tờ khai. Trường hợp người NK tại chỗ đã nộp thuế NK hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm NK tại chỗ vào sản xuất hàng hóa XK và thực tế đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế NK đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này”.
CBCC Hải quan Kiên Giang kiểm tra hàng hóa NK.
Cũng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định 134/2016/ND-CP quy định: “Người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, hoặc XK vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế NK đã nộp. Hàng hóa NK được hoàn thuế NK, bao gồm: Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm XK), linh kiện, bán thành phẩm NK trực tiếp cấu thành sản phẩm XK hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa XK nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa; sản phẩm hoàn chỉnh NK để gắn, lắp ráp vào sản phẩm XK hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm XK; linh kiện, phụ tùng NK để bảo hành cho sản phẩm XK.
Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đổi với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK; trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế XK; sản phẩm XK được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất XK; tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác NK hàng hóa, XK sản phẩm. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm XK được sản xuất từ hàng hóa NK trước đây”.
Đối chiếu với các quy định hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN NK tại chỗ nguyên phụ liệu để sản xuất đã nộp thuế đối với số hàng hóa này, đã đưa sản phẩm NK tại chỗ vào sản xuất hàng hóa XK và thực tế đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế NK đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, không có quy định hoàn thuế đối với trường hợp DN NK tại chỗ nguyên phụ liệu để sản xuất bán thành phẩm, giao bán thành phẩm cho DN khác gia công, hoàn thiện, sau đó nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh và XK ra nước ngoài.
Do đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan Kiên Giang căn cứ quy định về các trường hợp hoàn thuế tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, kiểm tra, rà soát hồ sơ thực tế trường hợp phát sinh tại đơn vị để xử lý đúng quy định của pháp luật về thuế XNK./.
Nguồn: Hải quan Online
2
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết