Hướng nào thúc đẩy kinh tế ban đêm Việt Nam phát triển?


(CHG) Phát triển kinh tế ban đêm hiện đang là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Kinh tế đêm đã được nhiều quốc gia đẩy mạnh thực hiện.

 

 

Hội An - Quảng Nam phát triển kinh tế đêm

Động lực tăng trưởng kinh tế

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có chung quan điểm, coi kinh tế ban đêm không phải là một bộ phận tách rời của nền kinh tế, mà tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Cụ thể như dịch vụ văn hoá, vui chơi, thể thao, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, du lịch, lễ hội, sự kiện gia đình,... Đi đầu trong phát triển kinh tế ban đêm trên thế giới là một số nước như: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan hay Trung Quốc…

Ở Vương quốc Anh, kinh tế ban đêm được thừa nhận và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước, được cho là nơi khởi nguồn nghiên cứu về lĩnh vực này. Chính phủ Anh đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động kinh tế ban đêm. Với việc đi đầu trong phát triển kinh tế ban đêm, Vương quốc Anh đã và đang sở hữu những chỉ số vô cùng ấn tượng mà bất kỳ quốc gia nào cũng hằng mong muốn.

Báo cáo của Chính phủ Anh cho biết, kinh tế ban đêm đóng góp tích cực cho nền kinh tế nước này, mỗi năm mang lại khoảng 66 tỷ pound (tương dương 6% GDP), tạo 1,3 triệu việc làm. Trong đó, thủ đô London được xem là điểm đến hàng đầu thế giới về cuộc sống ban đêm, chiếm khoảng 40% về quy mô, tương đương 26,4 tỷ bảng và tạo ra việc làm trực tiếp cho 723 nghìn lao động.

Một thủ phủ khác của kinh tế đêm là thành phố Sydney của Australia. Tại thành phố này, các chính sách phát triển kinh tế ban đêm nhằm mục đích tạo ra mối liên kết trong cộng đồng. Hoạt động mua sắm, giải trí về đêm đã đem lại doanh thu 3,6 tỷ USD mỗi năm cho Sydney, với gần 5.000 doanh nghiệp tham gia.

Các nghiên cứu cho thấy, quy mô nền kinh tế ban đêm Sydney hiện ước đạt 27,2 tỷ USD mỗi năm, tạo ra 234 nghìn việc làm. 

Mặc dù, kinh tế ban đêm ở Sydney được xem là yếu tố kinh tế có giá trị nhất tại Australia, song theo đánh giá ước tính giá trị nền kinh tế ban đêm ở Sydney có thể đạt 43 tỷ USD mỗi năm khi chi tiêu gia tăng, tình trạng việc làm và du lịch được cải thiện.

Còn ở Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế ban đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỷ USD, chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ mua sắm, giải trí trực tuyến, nội dụng số. Các dịch vụ điện tử, truyền thông đã giúp kết nối khu vực kinh tế đêm truyền thống (giao thương trực tiếp) và khu vực kinh tế đêm trực tuyến (giao thương gián tiếp) tại nước này.

Trên thế giới nhiều quốc gia đã tăng trưởng mạnh sau khi đã có những chính sách kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại nhiều thành phố lớn.

Ảnh minh hoạ

Cân bằng phát triển kinh tế với trật tự xã hội

Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm nhờ vào các yếu tố tự nhiên như: có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của các du khách quốc tế,…; những yếu tố như văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc cùng với mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu, một lượng lớn dân số trẻ thích sinh sống tập trung tại các thành phố,… sẽ tạo nên nhiều tiềm năng để Việt Nam có thể phát triển kinh tế ban đêm.

Trên thực tế, các loại hình kinh tế ban đêm phổ biến đã được triển khai ở một số thành phố lớn tại Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… thể hiện ở mô hình các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ hoặc tuyến phố đặc trưng giải trí như Tạ Hiện (Hà Nội), Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh)…

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế ban đêm vô tình có thể trở thành môi trường thuận lợi làm gia tăng các loại tội phạm và kéo theo những tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý, cờ bạc… gây khó khăn cho các nhà quản lý xã hội.

Chẳng hạn, lượng tiêu thụ đồ uống chứa cồn có xu hướng gia tăng khi phát triển kinh tế ban đêm. Các vụ vi phạm về an toàn giao thông và gây rối trật tự công cộng cũng có nguy cơ diễn ra như một hệ luỵ của việc lạm dụng rượu bia và sử dụng các đồ uống có cồn. Những hiện tượng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây phức tạp về tình hình an ninh trật tự và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

Không chỉ vậy, hoạt động kinh tế ban đêm còn tạo ra vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, rác thải; rủi ro phòng cháy chữa cháy, tình trạng chiếm dụng trái phép không gian công cộng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn là áp lực về cung cấp hệ thống hạ tầng thiết yếu, như: xử lý chất thải, cung cấp điện, nước… giám sát các vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giá cả hàng hóa...

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại để phát triển kinh tế ban đêm cần có một kế hoạch dài hạn, xây dựng các chính sách, cơ chế, quy hoạch cụ thể nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế đêm duy trì được sự ổn định về an ninh trật tự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội; giữ gìn giá trị văn hóa, đồng thời, gia tăng được lượng du khách để thúc đẩy doanh thu thương mại, nhằm mang lại lợi ích kinh tế tích cực cho xã hội. 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3