Nhiều nông sản cơ bản được tiêu thụ hết
Thời điểm cuối tháng 7/2021, hàng loạt nông sản của tỉnh Long An, trong đó có trái thanh long tới vụ thu hoạch song lại tắc đầu ra do toàn miền Nam đang trong thời gian giãn cách xã hội. Bà Châu Thị Lệ - Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An kể: Dù chúng tôi đã tìm nhiều phương cách song chỉ tiêu thụ được số lượng hạn chế cho bà con nông dân. Trong khi đó sản lượng thanh long đến ngày thu hoạch quá lớn, lên tới 15.000 tấn trong tháng 8/2021.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã lập danh sách cung cấp thông tin đầu mối cung ứng hàng hóa đến "Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp" của Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt) để được hỗ trợ kết nối tiêu thụ.
Thanh long của Long An được kết nối tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Aeon TP. Hồ Chí Minh |
“Ngay sau khi nhận được thông tin của chúng tôi, Tổ công tác đặc biệt đã kết nối cho các nhà cung ứng với những kênh phân phối lớn như Aeon Việt Nam, Bách Hóa Xanh, Big C, Co.opmart… Nhờ đó, sản phẩm thanh long đến nay đã cơ bản được các kênh bán lẻ cam kết tiêu thụ hết. Chẳng hạn Bách Hóa Xanh đã cam kết tăng lượng tiêu thụ từ 4-5 tấn/tuần sang 15 tấn/ngày”, bà Châu Thị Lệ cho biết.
Tương tự, huyện Châu Thành - địa phương trồng nhãn nhiều nhất tỉnh Đồng Tháp dự kiến có hơn 340ha nhãn đến thời điểm thu hoạch, sản lượng dự kiến khoảng 4.000 tấn. Để hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm, Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết đã phối hợp cùng Tổ công tác đặc biệt kết nối với hệ thống siêu thị Big C và hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh. Các đơn vị này cam kết thu mua cho nông dân với giá cố định và bán không lợi nhuận nhằm hỗ trợ nông dân đầu ra đến khi thu hoạch dứt điểm vụ nhãn.
Theo đại diện hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh, qua kết nối của Tổ công tác đặc biệt, các nhóm thu mua của Bách Hóa Xanh đã đến tận vùng trồng thanh long, bắp, nhãn, ổi... của Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng… thu mua cho người dân. “Việc này vừa góp phần giải tỏa ùn ứ cho nông sản lại vừa cung ứng kịp thời cho những khu vực thiếu hụt, nhu cầu cao như TP. Hồ Chí Minh. Ước tính, tổng sản lượng trái cây mà chúng tôi thu mua và bán trên toàn hệ thống phân phối của mình đạt khoảng 200 tấn/ngày, trong đó riêng thị trường TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70%”, vị đại diện này cho biết.
Tiếp tục kết nối tạo đầu ra cho nông sản
Hiện tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, việc lưu thông hàng hóa qua các địa phương còn khó khăn, trong khi đó nông sản các địa phương khu vực Tây Nam bộ cần thu hoạch vẫn còn nhiều. Đơn cử ở Sóc Trăng, theo ông Võ Văn Chiêu - Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, tỉnh có 24.443 tấn nhãn, thời điểm thu hoạch kéo dài từ tháng 7 - 12, với sản lượng trung bình hơn 4.000 tấn/tháng; hơn 15.370 tấn bưởi, sản lượng thu hoạch trung bình khoảng 1.500 tấn/tháng; 4.600 tấn vú sữa dự kiến sẽ tập trung thu hoạch vào 2 tháng cuối năm; 15.800 tấn cam sành được thu hoạch từ nay đến cuối năm; 15.535 tấn xoài sẽ được thu hoạch vào tháng 11 và 12; gần 20.500 tấn chanh cũng được thu hoạch từ nay đến cuối năm. Để tìm đầu ra cho các nông sản này, Sở Công Thương Sóc Trăng cho biết đã có công văn tới Tổ công tác đặc biệt và Sở Công Thương các tỉnh, thành trên cả nước với mong muốn được hỗ trợ.
Tương tự tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương - cho biết, từ nay đến cuối năm toàn tỉnh có 466.100 tấn trái cây các loại; 309.400 tấn rau màu các loại; 80.000 tấn thủy hải sản các loại sẽ thu hoạch. Trong đó, riêng trong tháng 8/2021 có 102.000 tấn trái cây các loại; 35.000 tấn rau màu các loại; 20,668 tấn thủy hải sản. “Chúng tôi đã liên hệ và gửi số liệu để Tổ công tác đặc biệt của liên Bộ Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm được, qua đó giúp địa phương kết nối tiêu thụ sớm”. ông Thậm cho biết.
Theo Tổ công tác đặc biệt, nắm bắt những khó khăn của các địa phương Tây Nam bộ, trong thời gian tới Tổ công tác đặc biệt sẽ tiếp tục kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân với các hệ thống bán lẻ lớn như Bách Hóa Xanh, Aeon Việt Nam. Ngoài kết nối tiêu thụ trực tiếp, Tổ công tác đặc biệt còn phối hợp cùng Bộ Thông tin & Truyền thông để kết nối doanh nghiệp bưu chính như Viettel Post, VN Post tiêu thụ nông sản cho các địa phương trên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart.
Tới nay, hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh khẳng định đã lên kế hoạch tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ các loại nông sản Tây Nam bộ, nhất là các loại trái cây đang vào vụ thu hoạch rộ nếu các tỉnh thành có nhu cầu. Còn 2 sàn thương mại điện tử Voso, Postmart cũng tiếp tục lấy một số nông sản cho nông dân xuyên suốt đến hết vụ thu hoạch.
Nguồn: Theo Báo Công Thương
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết