Kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều thị trường chủ lực suy giảm


(CHG) Hơn 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điều bất thường so với diễn biến tăng trưởng cao liên tục nhiều năm gần đây.
Công chức Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng KV 3, Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: N.Linh
Giảm hơn 18 tỷ USD
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, kỳ 1 tháng 3 (từ ngày 1-15/3/2023) đạt 27,2 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 4 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2023.
Dù có sự khởi sắc so với nửa cuối tháng trước, nhưng lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/03, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ đạt 122,95 tỷ USD, giảm 13%, tương ứng giảm 18,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 86,66 tỷ USD, giảm 12,1% (tương ứng giảm 11,9 tỷ USD).
Trong kỳ 1 tháng 03/2023, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 492 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/03, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,94 tỷ USD.
Cụ thể, về xuất khẩu, tính đến hết ngày 15/03, tổng kim ngạch đạt 62,94 tỷ USD, giảm 10,8% tương ứng giảm 7,64 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, một số nhóm hàng giảm mạnh gồm: Hàng dệt may giảm 1,27 tỷ USD, tương ứng giảm 18%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 963 triệu USD, tương ứng giảm 30,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 906 triệu USD, giảm 8,9%; điện thoại các loại và linh kiện 577 triệu USD, tương ứng giảm 5%...
Nhập khẩu của cả nước đến ngày 15/03 đạt 60 tỷ USD, giảm 15,2% (tương ứng giảm 10,75 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, một số nhóm hàng giảm mạnh như điện thoại các loại và linh kiện giảm 2,92 tỷ USD, tương ứng giảm 64,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,95 tỷ USD, tương ứng giảm 11%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 1,44 tỷ USD, tương ứng giảm 16,5%...
Sụt giảm bất thường
Sự sụt giảm mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu trong hơn 2 tháng đầu năm là điều bất thường, đáng báo động, bởi nhiều năm liên tiếp gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn duy trì tăng trưởng cao. Đơn cử như 3 năm ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm vẫn tăng cao. Cụ thể, cùng kỳ năm 2022 tăng 14,3%; năm 2021 tăng 24,2%, hay năm 2020 dù khởi phát dịch Covid-19 nhưng vẫn tăng 4,4%.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên tại các địa bàn xuất nhập khẩu trọng điểm hay qua các hội nghị chuyên đề có liên quan vấn đề khó khăn đã được cơ quan hải quan và nhiều doanh nghiệp đề cập.
Như ở khu vực biên giới phía Bắc, dù Trung Quốc khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh bình thường từ đầu năm 2023 nhưng kim ngạch chưa có nhiều khởi sắc như kỳ vọng, đặc biệt như địa bàn trọng điểm là Lào Cai giảm tới 43,6%... Tổng thể hơn, dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, 2 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc đều giảm sâu. Trong đó, xuất khẩu đật 7,39 tỷ USD, giảm 5,3%; nhập khẩu còn giảm tới 24,8%, chỉ đạt 13,93 tỷ USD.
Không nằm ngoài bối cảnh chung, hoạt động xuất nhập khẩu ở các thị trường chủ lực đều bị giảm mạnh.
Cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết 2 tháng đầu năm cho thấy, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á chỉ đạt 62,8 tỷ USD, giảm 12,4%, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,5%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Đối với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ đạt 18,9 tỷ USD, giảm 18,2%; châu Âu đạt 10,83 tỷ USD, giảm 13,3%; châu Đại Dương đạt 2,25 tỷ USD, giảm 3,5% và châu Phi đạt 1,07 tỷ USD, giảm 3,7%.
Đối với thị trường xuất khẩu (xét theo quốc gia, vùng lãnh thổ), Hàn Quốc là thị trường chủ lực duy nhất tăng trưởng dương. Hiện nay, “xứ sở kim chi” xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Theo thống kê sơ bộ cập nhật của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 3,79 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 7,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hàn Quốc là thị trường lớn duy nhất có kim ngạch tăng trưởng dương, trong khi xuất khẩu sang các thị trường hàng đầu khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản hay khu vực ASEAN… đều sụt giảm.
Như vậy, để đạt được quy mô kim ngạch như năm 2022 (hơn 730 tỷ USD), trong 9,5 tháng còn lại của năm, bình quân mỗi tháng phải đạt khoảng 64 tỷ USD, cao hơn tới 15 tỷ USD/tháng so với bình quân trong 2,5 tháng đầu năm. Đây là thách thức lớn đặt ra cho các nhà điều hành kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp./.
Ô tô nhập khẩu là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi vẫn tạo được sự bứt phá. Nửa đầu tháng 3 (01 - 15/03), cả nước nhập khẩu 7.285 xe, tổng kim ngạch 161,43 triệu USD. 2 dòng xe nhập khẩu chủ yếu là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải. Trong đó, ô ô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có 5.885 xe, tổng kim ngạch gần 118 triệu USD; ô tô tải 1.088 xe, tổng kim ngạch gần 30,5 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến 15/03, cả nước nhập khẩu 34.064 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 731,5 triệu USD, tăng tới 72,25% về lượng và tăng 55,72% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường nhập khẩu (cập nhật hết tháng 02/2023), Thái Lan tiếp tục là thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam với 12.759 xe, kim ngạch 251,65 triệu USD; Indonesia xếp vị trí thứ 2 với 10.976 xe, kim ngạch 152,34 triệu USD; trong khi Trung Quốc đứng thứ 3 với 1.074 xe, tổng kim ngạch gần 41 triệu USD.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-nhieu-thi-truong-chu-luc-suy-giam-172710.html

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Người kinh doanh nước mắm gặp khó…

(CHG) Tây Nam Bộ được biết đến là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu tại miền Nam, nếu tính đến số lượng thì có lẽ phải đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, vừa đem đi tiêu thụ khắp trong nước mà còn xuất khẩu cả ở ngoài nước.

Xem chi tiết
2
2
2
3