Kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu bị phạt hơn 22 triệu đồng


(CHG) Không có giấy phép kinh doanh và kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử không có nguồn gốc hợp pháp, một đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 22,5 triệu đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra tang vật vi phạm.

Ngày 8/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Phạm Duy Thành (sinh năm 1992, trú tổ 6, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ) về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và không có giấy phép kinh doanh theo quy định. Số tiền nộp phạt vào ngân sách nhà nước là 22,5 triệu đồng.
Trước đó, qua công tác trinh sát, lực lượng công an tỉnh Yên Bái phát hiện cửa hàng điện cơ, điện nước Khang Ngân (tổ 6, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ) có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Yên Bái đã phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra cửa hàng này. Lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ  480 sản phẩm thuốc lá điện tử không hóa đơn, chứng từ trị giá 48 triệu đồng.
Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở là Phạm Duy Thành không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh và hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số sản phẩm thuốc lá điện tử trên.
Tổ công tác đã lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính bàn giao Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái.
Ngày 25/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Phạm Duy Thành với số tiền 22,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
Cùng thời gian này,  Công an TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương phát hiện đối tượng đang lưu trú tại khu nhà trọ trên đường NA7 khu dân cư Việt Sinh thuộc tổ 2, khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, TP. Thuận An hoạt động kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép.
Lực lượng công an đã tiến hành kiểm tra hành chính phát hiện cơ sở này đang bày bán trên 1.400 cây thuốc lá điện tử gồm 11 loại khác nhau. Tiến hành test nhanh cho kết quả 805 cây thuốc dương tính với chất ma túy là Ketamine.
Thời điểm kiểm tra, đối tượng chưa cung cấp được giấy phép kinh doanh theo quy định; không xuất trình được hóa đơn, chứng từ số lượng và chủng loại các mặt hàng kinh doanh.
Công an TP. Thuận An đã lập biên bản tạm giữ tang vật để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 27/4, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cũng đã phát hiện và thu giữ 90 cây thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại 2 cửa hàng trên địa bàn.
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Krông Pắk, xuất hiện tình trạng các em học sinh sử dụng thuốc lá điện tử (vape, pod) công khai gây bức xúc trong dư luận và nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Để ngăn chặn tình trạng trên, lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép.
Theo đó, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy đã bắt quả tang 2 điểm kinh doanh do bà Đỗ Thị Thu Bích (sinh năm 2003) và Nguyễn Thị Thanh Nguyên (sinh năm 1997) cùng trú tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk đang có hành vi kinh doanh 90 cây thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chủ các cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng hóa trên. Cả 2 khai nhận, đặt mua số thuốc lá điện tử này trên mạng về bán kiếm lời. Khách hàng chủ yếu là các em học sinh cấp 2, cấp 3 trên địa bàn huyện.
Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ để xử lý 2 cơ sở vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian qua, công an một số tỉnh thành đã phát hiện 1 loại chất trong thuốc lá điện tử có tên gọi ADB -4en –PINACA, là một loại ma túy mới, được ngụy trang không chỉ trong thuốc lá điện tử mà còn trong nhiều đồ dùng và thực phẩm giới trẻ hay sử dụng./.

Điều kiện cấp giấy phép buôn bán sản phẩm thuốc lá điện tử:
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ -CP, các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
- Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên).
- Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
2.2 Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử
Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP các điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:
- Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
- Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
Như vậy, thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.
Đối với các hành vi bán chui thuốc lá điện tử mà không có giấy phép kinh doanh đều có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3