(CHG) Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa. Trong đó, nhấn mạnh việc ngăn chặn hành vi mua bán hoá đơn điện tử trốn thuế.
Ảnh minh họa
Những vụ việc mua bán hoá đơn điện tử nổi cộm
Trong năm 2021, Công an TP. Hà Nội phối hợp Cục Thuế Hà Nội triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép hóa đơn GTGT. Đây là chuyên án đầu tiên trên cả nước tổ chức đấu tranh với đường dây, ổ nhóm mua bán trái phép hóa đơn GTGT là hoá đơn điện tử số lượng hóa đơn bán ra đặc biệt lớn, với số tiền ghi trên hóa đơn cũng rất lớn.
Đứng đầu đường dây mua bán là Lê Thị Hạnh (trú tại quận Hoàng Mai, chủ cửa hàng bán phụ tùng xe máy), đã cấu kết với các đối tượng khác sử dụng 28 công ty “ma” để thực hiện các giao dịch.
Nhóm đối tượng nêu trên đã mua bán trái phép 48.629 hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy, với tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn bước đầu được xác định là hơn 1.553 tỷ đồng, thuế GTGT là hơn 155,3 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, đã có nhiều công ty "ma" mua bán hoá đơn trái phép bị phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật. Với thủ đoạn là mua lại các pháp nhân với giá từ 19-25 triệu đồng/1công ty, sử dụng căn cước công dân và CMND của người khác để đứng tên giám đốc, giả chữ ký giám đốc để quản lý hồ sơ pháp nhân, con dấu công ty, hóa đơn giá trị gia tăng và biến các pháp nhân này thành công ty “ma”.
Các đối tượng đã trực tiếp hoặc thông qua môi giới để liên hệ, trao đổi với cá nhân có nhu cầu mua hóa đơn GTGT. Sau khi thống nhất nội dung ghi trên hóa đơn, giá, hình thức thanh toán, giao, nhận… các đối tượng nhận hóa đơn, ký, đóng dấu, xuất hóa đơn viết tay hoặc hóa đơn điện tử sau đó chuyển lại cho người mua.
Với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng, theo quy định phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Các đối tượng đã hẹn môi giới, người mua trực tiếp đến ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo giá trị trên hóa hóa đơn giá trị gia tăng vào tài khoản ngân hàng của công ty xuất hóa đơn, rồi rút tiền trả lại cho người mua và trừ số tiến mua bán hóa đơn.
Nếu người mua không có tiền để chuyển khoản thì các đối tượng này thuê bên thứ 3 hoặc chính bên bán ứng tiền để chuyển khoản với lãi suất 1% trở lên. Chuyển khoản và thu tiền xong, các đối tượng này sẽ giao hóa đơn và các tài liệu hợp thức cho người mua.
Điển hình như Nguyễn Văn Hào cầm đầu nhóm đường dây mua bán trái phép hóa đơn từ năm 2020và anh trai là Nguyễn Văn Hồng trực tiếp mua lại 14 pháp nhân rồi hô biến thành các công ty “ma”. Các đối tượng của nhóm đường dây mua bán trái phép hóa đơn này đã sử dụng 12 công ty để mua bán trái phép 2.413 tờ hóa đơn, với nội dung tiền hàng trước thuế là hơn 775 tỷ đồng.
Để thực hiện hành vi phạm pháp, Nguyễn Văn Hào thuê 3 người làm nhân viên, trả lương 8 triệu đồng/tháng để thực hiện các công việc như khởi tạo hóa đơn điện tử, lập hóa đơn giấy, rút, chuyển tiền…
Tương tự, đường dây của Nguyễn Văn Cường sử dụng pháp nhân gồm 5 công ty “ma” như Công ty TNHH Hồng Long, CTCP Xây lắp Thăng Long Hà Nội, Công ty TNHH Khải Hoàn, Công ty Techcom, Công ty CNL Việt Nam để mua bán trái phép 660 tờ hóa đơn, với sô tiền trước thuế là hơn 377 tỷ đồng. Đường dây của Cường hưởng lợi khoảng 11 tỷ đồng.
Ngăn chặn quyết liệt hành vi mua bán hóa đơn điện tử để trốn thuế.
Giải pháp mạnh chặn hành vi mua bán hóa đơn trái phép
Hoạt động mua bán hóa đơn trái phép thường diễn ra với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi với số lượng ngày càng nhiều. Điều này cho thấy pháp luật về quản lý thuế còn nhiều lỗ hổng, các đối tượng lợi dụng điều này để làm ăn bất chính.
Để ngăn chặn hành vi phạm pháp nêu trên, giải pháp hiệu quả giúp tránh những thiệt hại cho ngân sách nhà nước là đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Các quy định về hóa đơn điện tử được Bộ Tài Chính quy định cụ thể theo Thông tư 32/2011/TT-BTC.
Đã có không ít doanh nghiệp muốn tìm kiếm lợi nhuận bằng cách trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế, vì vậy đã xuất hiện nhiều hành vi gian lận mua bán hóa đơn trái phép.
Được biết, thời điểm diễn ra hành vi gian lận mua bán hóa đơn trái phép nhiều nhất là vào cuối năm.Khi đó, nhu cầu quyết toán thuế lên đến đỉnh điểm, và mặc dù biết rất rõ là việc mua bán hóa đơn là vi phạm pháp luật, nhưng các doanh nghiệp vẫn dùng hóa đơn bất hợp pháp. Bởi vậy, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn gian lận thuế, nhưng ngân sách nhà nước vẫn bị thất thu bởi hành vi mua bán hóa đơn trái phép nêu trên.
Để tránh thất thu ngân sách nhà nước, gian lận thuế thì công tác ngăn chặn gian lận trong lĩnh vực hóa đơn được kiểm soát, đặc biệt là hành vi mua bán hóa đơn trái phép. Do đó, nhiều biện pháp chống vi phạm hóa đơn, tăng cường điều tra xử lý các doanh nghiệp trốn thuế, xử lý nghiêm hành vi mua bán hóa đơn trái phép đã được triển khai.
Đồng thời, ngành Thuế các cấp từ trung ương đến địa phương cần có các đơn vị chuyên trách chống hành vi vi phạm hóa đơn, tập huấn cập nhật những thông tin mới nhất về loại tội phạm này cho cán bộ chủ chốt trong khối thanh tra, kiểm tra thuế. Đồng thời, cần có chế tài pháp luật nghiêm khắc đối với các đối tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bằng các biện pháp truy thu thuế, các hình phạt pháp luật để xử lý nghiêm.
Mới đây, ngày 13/9/2022 Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa. Nội dung Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 đã nhấn mạnh việc chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn điện tử để trốn thuế.
Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính trao đổi, phối hợp xây dựng các phương án, kế hoạch điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc phức tạp, nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo lực lượng Thuế tăng cường công tác quản lý thuế, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc kê khai, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh để thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, khoản thu khác.
Quản lý chặt việc hoàn thuế, bảo đảm hoàn đúng đối tượng, đúng chế độ; kiểm tra, rà soát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi trốn thuế, nợ đọng thuế, chuyển giá. Tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn điện tử để hợp thức hàng nhập lậu, trốn thuế.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình địa bàn nội địa; xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa hoặc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát các trang thông tin điện tử, ứng dụng thương mại điện tử, các nhóm mặt hàng và hành vi vi phạm phổ biến để đánh giá đúng thực trạng, kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử…
Với sự chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua Kế hoạch 92/KH-BCĐ389, các cơ quan chức năng các cấp tại địa phương đã có thêm công cụ để kiểm soát được hành vi mua bán hóa đơn điện tử, nhằm ngăn chặn hữu hiệu các hành vi gian lận thương mại và trốn thuế.
(Còn tiếp)
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết