(CHG) Hiện nay, tại các nhà vườn, giá vải thiều cao hơn năm ngoái từ 10-20%. Các doanh nghiệp dự kiến sản lượng xuất khẩu vải thiều năm nay tăng khoảng 30%, đặc biệt kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu vải thiều ở những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU…
Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu rau quả sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU… đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể với vụ xuất khẩu vải thiều năm nay. Bà Ngô Thị Thu Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam - cho biết, năm nay, doanh nghiệp tăng cường vào kiểm soát vùng nguyên liệu xuất khẩu và tìm kiếm khách hàng mới. Hiện nay doanh nghiệp đang đàm phán với khách hàng và dự kiến tăng lượng xuất khẩu vải thiều khoảng 30% so với năm ngoái.
Giá vải thiều ở đầu vườn hiện nay khoảng 35.000 đồng/kg cao hơn so với năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg. |
Tuy nhiên, thực tế, khi vào vụ sẽ còn những sự thay đổi và rất có thể sẽ có thêm nhiều lô hàng xuất khẩu mới sau khi những lô hàng đầu doanh nghiệp xuất khẩu thành công.
Về thời gian nào doanh nghiệp sẽ có những lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu, bà Ngô Thị Thu Hồng cho hay, việc này tùy thuộc vào thu hoạch của trái vải. Mọi năm, thời điểm này đã có vải thiều, nhưng do thời tiết năm nay có nhiều thay đổi, thời điểm này là tháng 5 mà vẫn có không khí lạnh, do đó, đến cả vải u trứng trắng cũng chỉ có một lượng nhỏ chủ yếu để lấy làm quà chứ chủ lượng để xuất khẩu.
Cũng theo bà Ngô Thị Thu Hồng, dự kiến, phải từ 25/5 này mới có những trà vải đầu tiên đủ lượng khoảng một vài tấn để xuất khẩu, còn sản lượng nhiều thì phải từ 28/5.
Đáng chú ý, các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU tăng trưởng xuất khẩu vải năm nay khá nhiều. Bà Ngô Thị Thu Hồng cho hay, hiện Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam đang làm việc với khoảng hơn 20 đối tác phía Nhật Bản và hơn 10 đối tác phía EU, trong đó có cả những đối tác cũ và mới.
Nếu như mọi năm, công ty chủ yếu xuất khẩu trái vải tươi thì vụ vải năm nay, doanh nghiệp đưa thêm công nghệ sấy lạnh. Tuy nhiên, theo bà Hồng, doanh nghiệp vẫn tập trung vào xuất khẩu trái vải tươi, việc sấy lạnh sẽ có thể kéo dài thời gian tiêu thụ cho trái vải nhưng chi phí lưu kho khá lớn.
Về mặt bằng giá xuất khẩu vải thiều, hiện các doanh nghiệp vẫn đang duy trì với mức giá cao hơn giá thị trường. Tuy nhiên, mỗi địa phương doanh nghiệp thu mua theo cách khác nhau. Nếu như tại Bắc Giang, các doanh nghiệp có thể thống nhất mua một giá cố định, còn tại Hải Dương doanh nghiệp mua theo giá thị trường và cao hơn từ 10-20% so với giá thị trường.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thiết - Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa (Bắc Giang), cho biết, thời điểm từ 20/5 trở ra là có trái vải thiều, sản lượng năm nay dự kiến sẽ cao hơn năm ngoái. Đầu ra cả về xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước đều khá tốt. Hiện, thị trường xuất khẩu của HTX gồm Pháp, Hàn Quốc, EU. Giá vải thiều ở đầu vườn hiện nay khoảng 35.000 đồng/kg cao hơn so với năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg.
Tỉnh Bắc Giang ước tính, sản lượng vải thiều năm nay khoảng 180.000 tấn, thu hoạch trong thời gian 20/5 - 20/7. Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả vải Bắc Giang. Năm nay sản lượng vùng trồng dành xuất bán sang thị trường này khoảng 95.000 tấn.
Theo UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vào ngày 20/5, huyện sẽ đón khoảng 103 thương nhân Trung Quốc sang khảo sát, ký kết, thu mua trái vải thiều. Các thương nhân này đã được Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an chấp thuận nhập cảnh vào Việt Nam để tiêu thụ nông sản.
Năm nay, cùng với tăng cường kiểm soát về dịch Covid-19, thị trường Trung Quốc đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng vải thiều. Để đảm bảo chất lượng vải thiều xuất khẩu, huyện Lục Ngạn đã cùng với các cơ quan liên quan thường xuyên chỉ đạo, giám sát các mã số vùng trồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường truyền thống cũng như thị trường mới.
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, năm 2022, toàn huyện có hơn 3.200 ha vải. Thời tiết thuận lợi, dự kiến sản lượng vụ vải năm nay cao hơn từ 5 -10% so với năm 2021. Vụ thu hoạch năm nay, thời gian cho thu hoạch vải dự kiến muộn hơn từ 10 - 12 ngày so với năm trước. Theo đó, trà vải u hồng, tàu lai cho thu hoạch từ khoảng 25/5 - 5/6; trà vải chính vụ cho thu hoạch từ 10 - 25/6.
Theo bà Trịnh Thị Nguyên - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, thời gian thu hoạch vải đang tới rất gần. Để đảm bảo vụ vải thắng lợi, UBND huyện Thanh Hà đã chỉ đạo tất cả đơn vị liên quan bám sát tình hình thực tế, chủ động sẵn sàng các phương án thu hoạch, tiêu thụ vải thiều.
Dù thị trường xuất khẩu được dự báo rất tốt. Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Thu Hồng, vẫn có những yếu tố rủi ro nhất định. Nhất là khi khách hàng lớn đối với trái vải thiều vẫn chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu này vẫn còn khó khăn do dịch Covid-19 và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. “Do đó, giá vải thiều trên mặt bằng chung tại thị trường trong nước sẽ không cao, tuy nhiên, với hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì cao hơn từ 10-20% so với giá thị trường cho các nhà vườn”, bà Hồng cho hay.
Tại thị trường Nhật Bản, năm nay, họ thông báo, tất cả các lô vải thiều xuất khẩu sang đều phải kiểm tra dư lượng 100%, trong khi những năm trước, doanh nghiệp chỉ cần kiểm tra xác suất, khoảng 4-5 lô hàng xuất khẩu thì mới test 1 lô. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn bởi doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian để lưu hàng trong khi chờ kết quả kiểm dịch. Thời gian lưu kho ở đầu Nhật Bản khi chờ ở cảng biển hay sân bay sẽ bị kéo dài. Rõ ràng, việc này sẽ làm tăng chi phí, đội giá thành sản phẩm.
“Năm nay, chúng tôi tăng cường vào kiểm soát vùng nguyên liệu xuất khẩu. Chúng tôi không ngại về vấn đề kiểm tra dư lượng mà còn rất tự tin bởi quá trình kiểm soát của chính doanh nghiệp cũng như và phối hợp với người dân trong giám sát toàn bộ vùng trồng. Tuy nhiên, việc thị trường Nhật Bản kiểm tra 100% lô hàng xuất khẩu khiến kéo dài thời gian lưu kho, cũng như tăng chi phí của doanh nghiệp”, bà Ngô Thị Thu Hồng cho biết thêm.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết