Lạng Sơn: Hàng đông lạnh xuất khẩu không phải xét nghiệm Covid-19


(CHG) Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cho biết, đơn vị nhận được thư công tác của Chính quyền nhân dân huyện Ninh Minh (Quảng Tây, Trung Quốc) thông báo về việc nới lỏng xét nghiệm Covid-19 trên mặt hàng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khi xuất hàng qua cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm.

Theo đó, phía Trung Quốc thông báo, bắt đầu từ ngày 22/8/2022, phía cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc) đối diện cửa khẩu Chi Ma (Việt Nam) đang dần khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu mậu dịch cặp chợ (khôi phục lại các mặt hàng xuất nhập khẩu mà hai bên đã thực hiện).

 

Nới lỏng xét nghiệm Covid-19 trên mặt hàng đông lạnh xuất khẩu tại cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm. Ảnh: H.Nụ

Các sản phẩm mặt hàng đông lạnh của Việt Nam khi qua cửa khẩu Ái Điểm sẽ không phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 trên hàng hoá và không cần thực hiện khử khuẩn phòng ngừa đối với mặt hàng đông lạnh có rủi ro thấp.

Đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, sau khi ra khỏi bãi hàng kiểm tra giám sát của Hải quan Trung Quốc, sẽ được tiến hành xử lý theo phương pháp bảo quản tĩnh tại bãi hàng chỉ định bên ngoài cửa hầm (phía cửa khẩu Ái Điểm). Thời gian bảo quản tĩnh, không cho người tiếp xúc, sau khi đủ 24 tiếng trong điều kiện nhiệt độ bình thường thì cho xe hàng rời đi.

Để tạo cơ hội thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, thương nhân của Việt Nam trong quá trình đăng ký làm thủ tục, đơn vị đã thông báo và tuyên truyền cho các doanh nghiệp, thương nhân có hoạt động xuất nhập khẩu chủ động đưa hàng về cửa khẩu để thực hiện xuất khẩu.

Cùng với đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma cũng thông báo tới các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi tại khu vực cửa khẩu Chi Ma bố trí khu vực kho bãi để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lưu giữ hàng hóa khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3