(CHG) Hiện nay, giá thanh long đầu vụ loại 1 lên tới 27.000 đồng/kg, tuy nhiên, sản lượng lại ít . Với mức giá này, người trồng có khả năng thu lợi nhuận cao. Dự báo trong thời gian tới giá thanh long sẽ còn tăng cao bởi hàng không có nhiều.
Theo ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An – cho biết, hiện giá thanh long loại 1 tại địa phương này đang được các doanh nghiệp và thương lái thu mua vào khoảng 27.000 đồng/kg; thanh long loại 2 vào khoảng 22.000 đồng/kg; thanh long loại 3 khoảng 15.000 đồng/kg đến 17.000 đồng/kg.
Giá thanh long Bình Thuận loại 1 đang được thu mua lên tới 27.000 đồng/kg |
Với mức giá thanh long như hiện nay, người trồng có lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, sản lượng loại này rất ít, chủ yếu là loại 4 và đang được các thương lái thu mua trong khoảng 7.000 đồng/kg, khá thấp.
Ông Nguyễn Quốc Trịnh cũng cho biết thêm, những vụ mùa trước, khi chưa có dịch Covid-19, sản lượng thanh long loại 1 và loại 2 chiếm khoảng 50%. Đối với thanh long loại 3 và loại 4 chiếm khoảng 30% đến 40%, còn loại là loại “hàng dạt” khoảng 15% đến 20%. Tuy nhiên, vụ này, thanh long loại 1, loại 2 vụ này chỉ chiếm khoảng 5%, còn chủ yếu là loại 3 và loại 4.
Nguyên nhân dẫn đến giá thanh long cao được ông Nguyễn Quốc Trịnh lý giải là do hiện đang ở thời điểm đầu vụ nên chưa cho trái nhiều. Bên cạnh đó, những vụ thanh long trước do dịch Covid-19 nên các nhà vườn không bán được hoặc bán với giá quá thấp nên vụ này họ không dám đầu tư và cũng không còn vốn đề đầu tư khiến sản lượng thanh long vụ này giảm chỉ còn dưới 50% so với vụ trước đó.
“Sản lượng thanh long loại đẹp giảm đi rất nhiều còn loại xấu thì tăng lên do những vụ trước nhà vườn chịu tác động của dịch Covid-19 nên không bán được, trong khi giá vật tư liên tục tăng cao, nên vụ này nhiều nhà vườn bỏ bê không chăm sóc. Khi thời tiết mưa xuống, thanh long dễ dịch bệnh. Mặt khác, thay đổi thời tiết khiến trái thanh long rất xấu. Chắc cũng phải mất khoảng 1 thời gian, khi mưa thuận gió hòa thì trái thanh long mới đẹp trở lại”, ông Nguyễn Quốc Trịnh cho biết thêm.
Tại Bình Thuận, một số thương lái thu mua thanh long cho biết, giá trái thanh long tại địa phương này đang tăng lên khá nhanh nhưng rất ít hàng. Dự kiến trong thời gian tới, hàng sẽ hiếm hơn và giá thanh long sẽ tăng cao hơn…
Trao đổi về vấn đề này, theo ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, sau một thời gian thấp thê thảm, hiện giá bán thanh long tăng nhưng sản lượng hiện nay ở Bình Thuận còn rất ít, vì vừa kết thúc thanh long nghịch vụ.
Theo thống kê ban đầu của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), tính đến đầu tháng 3/2022, trên địa bàn huyện này, diện tích trồng thanh long còn khoảng 7.900 ha, giảm khoảng 1.500 ha so với năm 2021. Một số xã có diện tích thanh long phá bỏ nhiều nhất là: Hàm Chính 363 ha, Hàm Đức 269 ha, Hàm Hiệp 131 ha và Hàm Thắng 114 ha. Những xã, thị trấn còn lại, nông dân cũng phá bỏ thanh long nhưng ở mức độ khoảng vài chục ha.
Nhu cầu thị trường đang tăng cao
Trong khi nhiều loại trái cây đang vào vụ và lo ngại đầu ra thì đối với thanh long, ông Nguyễn Quốc Trịnh cho hay, hiện nhu cầu và giá thanh long tại thị trường Trung Quốc rất cao. Nếu tiêu thụ được sẽ thu được lợi nhuận rất tốt. Không chỉ ở thị trường Trung Quốc, ở các thị trường khác như Mỹ, EU… nhu cầu đối với trái thanh long cũng tăng.
Sản lượng không đủ xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc nên hàng xuất khẩu đi EU hay Mỹ cũng khó có thể cạnh tranh, bởi theo ông Nguyễn Quốc Trịnh khi Trung Quốc tăng nhập khẩu thì khó có nước nào mua lại vì họ mua với giá cao và tiêu chuẩn không quá khắt khe. Dù vậy, ông Nguyễn Quốc Trịnh cho rằng, giá thanh long tăng cao chỉ mang tính cục bộ, bởi khi giá cao, người dân ồ ạt trồng sẽ lại đẩy giá thanh long lại giảm trở lại.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, vấn đề mà trái thanh long đang phải đối mặt đó chính là thị trường Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “ Zero Covid”, khiến việc kiểm soát hàng hóa rất cao, nếu kiểm tra thấy có virút SARS-CoV-2 trên trái cây hay vỏ bao bì thị họ sẽ hủy toàn bộ lô hàng. Việc này rất khó cho cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, chi phí logistics rất cao, gấp khoảng 3 -5 lần so với thời điểm cách đây 2 năm làm đội giá thành của doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, thị trường này cũng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch. Do đó, nếu các doanh nghiệp trước đây cạnh tranh nhau để xuất khẩu thanh long thì nay họ ít "đi" sản phẩm này.
Trong khi việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung gặp khó do chính sách “Zero Covid” thì các thị trường khó tính như Mỹ, EU lại yêu cầu các tiêu chuẩn, chất lượng khắt khe. Ví dụ như thị trường EU yêu cầu trái thanh long trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Chi phí để các nhà vườn làm theo tiêu chí này quá cao gây khó khăn cho người trồng. Trong khi một số thị trường khác yêu cầu phải qua chiếu xạ hay xử lý nhiệt với chi phí khoảng 1 USD/kg, đội giá thành sản phẩm.
Trái thanh long không bị mất giá tại thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, khó khăn lại ở chính khâu sản xuất và sau thu hoạch. Thực tế, hiện giá tất cả vật tư đầu vào đều cao. Tuy nhiên, do chi phí vận chuyển, logistics và các chi phí khác cao quá nên doanh nghiệp không tăng giá mua thanh long cho nhà vươn. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ người trồng, cần giảm bớt rủi ro, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. Có như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều hàng hơn và thanh long sẽ giữ giá ở mức cao.
Ông Nguyễn Quốc Trịnh cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ người dân sản xuất theo chuỗi và có truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng rõ ràng để đáp ứng được thị trường xuất khẩu khó tính cũng như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết