Mua, bán pháo hoa Z121 trên mạng là trái quy định của pháp luật


(CHG) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Các hoạt động mua bán ngoài phạm vi các cửa hàng của Nhà máy Z121 (bao gồm cả bán trên mạng) và các cửa hàng của Tổng công ty GAET là trái quy định của pháp luật.
Sản phẩm pháo hoa được rao bán tràn lan trên mạng.
Đó là khẳng định của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) trong cảnh báo liên quan đến việc mua bán pháo hoa Z121. Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại Việt Nam phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Do đó, Cục này nhấn mạnh: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Liên quan đến tình trạng “khan hiếm” và thổi giá bán các sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ (pháo hoa) tại một số cửa hàng của Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, đơn vị đã khảo sát thực tế, kết quả:
Năm 2022, tổng sản lượng và cung ứng các loại sản phẩm pháo hoa cho các cửa hàng của Nhà máy Z121 là trên 4 triệu sản phẩm, gấp 10 lần sản lượng năm 2021.
Nhà máy này áp dụng chính sách bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng trên toàn quốc. Giá bán sản phẩm được niêm yết tại nhà máy.
Hiện nay, chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Nhà máy Z121 và Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET). Trong đó, Nhà máy Z121 hiện có 247 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm pháo hoa tại 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc. Tổng công ty GAET hiện có 2 cửa hàng tại Hà Nội và Ninh Bình.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cửa hàng bán giá cao hơn niêm yết, cụ thể tại cửa hàng số 15 (quận Đống Đa, TP .Hà Nội) và cửa hàng số 26 (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội). Nhà máy Z121 đã quyết định dừng hoạt động bán hàng của các cửa hàng trên.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi mua pháo hoa, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, người tiêu dùng cần mua sản phẩm pháo hoa tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
Trường hợp người dân phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua, bán pháo hoa tại các địa điểm ngoài phạm vi các cửa hàng được công bố, hay bán giá cao hơn niêm yết thì cần cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý để xử lý theo quy định của pháp luật.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3