Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% là thách thức lớn


(CHG) Sáng 29/6, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về tình hình kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023. Những tháng đầu năm, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP 6 tháng của Việt Nam ước đạt 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Dù không đạt như kỳ vọng, song đây là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chưa được như kỳ vọng. 
Khu vực dịch vụ-lực đỡ cho nền kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, tối đan xen tạo ra bức tranh kinh tế chưa như kỳ vọng. GDP quý II ước tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước. Xét trong giai đoạn 2011-2023, kết quả này chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II năm 2020, giai đoạn dịch Covid -19  diễn biến phức tạp. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Thiết bị điện MBT, Hà Nội. Ảnh: Thu Dịu

Đáng chú ý, xuất khẩu được xác định là động lực chính cho tăng trưởng đang gặp nhiều khó khăn. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, lực đỡ cho nền kinh tế hiện nằm ở khu vực dịch vụ. Nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực này. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và 2021. Khu vực dịch vụ, đóng góp 78,85% trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Xu hướng “nhích” lên của nền kinh tế
Dù bức tranh kinh tế nửa đầu năm còn nhiều ảm đạm nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, nền kinh tế đang có dấu hiệu tích cực khi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tháng 5 và tháng 6 đang dần cải thiện, xu hướng tăng trưởng và ổn định được phần lớn các doanh nghiệp đánh giá nhận định. Tăng trưởng trong quý II đạt 4,14%, cao hơn 0,86 điểm phần trăm so với mức tăng 3,28% của quý I cho thấy, nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả. Trong đó sự quyết tâm của các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công chính là điểm sáng, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, khối lượng thực hiện đầu tư công đạt hơn 232,2 nghìn tỷ đồng, bằng 33,0% kế hoạch năm và tăng 20,5% cùng kỳ năm trước. Điều này tạo động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2023, tạo đà tích cực rõ nét cho các quý tiếp theo trong năm 2023.
Trong tháng 6, cả nước có 13,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 14,9% về số doanh nghiệp, tăng 33,7% về vốn đăng ký, tăng 39,2% về số lao động so với tháng 5-2023. So với cùng kỳ năm trước, tăng 4,8% về số doanh nghiệp, tăng 14,6% về số vốn đăng ký, tăng 34,7% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10 tỷ đồng, tăng 16,4% so với tháng trước, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 7,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 19,3% so với tháng trước và gấp 3,2 lần cùng kỳ năm 2022.
Động lực nào cho tăng trưởng?
Để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 6,5% như Chính phủ đề ra, trong 6 tháng cuối năm, kinh tế cả nước cần phải tăng hơn 9%. Điều này là thách thức rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Theo bà Nguyễn Thị Hương, để đạt được tăng trưởng tích cực trong năm 2023 cần sự nỗ lực, quyết tâm cao, sự chung sức, đồng lòng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân. Các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với mọi tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Ở góc độ tích cực hơn, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Phó vụ trưởng Phụ trách Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia nhìn nhận, dù còn nhiều khó khăn nhưng 6 tháng cuối năm kinh tế của Việt Nam vẫn có triển vọng tăng trưởng. Điển hình, trong sản xuất, hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì tăng trưởng khá tốt, bảo đảm ổn định thị trường tiêu dùng nội địa và nguồn cung xuất khẩu. Hoạt động sản xuất công nghiệp bắt đầu tăng nhẹ trong những tháng gần đây là tín hiệu tốt cho 6 tháng cuối năm. Khu vực dịch vụ dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng do cầu du lịch gia tăng. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong tháng 6 là cơ sở để giảm lãi suất cho vay; tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khơi thông khó khăn trong sản xuất hiện nay. Thuế VAT giảm 2% sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh...
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các tháng tiếp theo, Tổng cục Thống kê đề nghị Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; theo dõi, đánh giá tác động tích cực tới khu vực sản xuất, từ đó có những điều chỉnh chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn nữa nếu cần thiết để hỗ trợ khu vực này đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Đặc biệt, cần phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân trong bối cảnh đầu tư tư nhân tăng khá thấp so với hai kênh dẫn vốn còn lại.
Cùng với đó, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công để tạo động lực tăng trưởng; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng, kiến tạo thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh...
 

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3