Ngành đường sắt: Giá cước giảm theo xăng dầu


(CHG) Giá xăng giảm, cước vận tải ô tô không giảm hoặc giảm rất ít, chậm trễ mãi không về như cũ thì giá cước vận chuyển bằng đường sắt lại giảm theo tỷ lệ của giá xăng, dầu.

Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco) cho hay, từ đầu tháng 8 đến nay, công ty đã giảm giá cước hàng hóa trên đường sắt là 8-10%. Còn tính cả giai đoạn giá nhiên liệu bắt đầu “hạ nhiệt” đến nay giá cước sau nhiều lần giảm đã giảm sâu 19-20%.

                           Giá cước vận chuyển bằng đường sắt giảm theo giá xăng dầu

Đối với vận tải đường sắt, giá vận tải bao gồm nhiều chi phí dịch vụ khác như bốc xếp, lưu kho, vận tải đường ngắn bằng ô tô đến hai đầu ga. Do đó trong hợp đồng vận tải, dịch vụ trọn gói, công ty và khách hàng đã thống nhất chi phí nhiên liệu chiếm tỷ lệ 35% dịch vụ. Khi giá nhiên liệu tăng/giảm theo tỷ lệ bao nhiêu thì chi phí này tự động tăng, giảm với tỷ lệ tương ứng.

Ông Đỗ Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, từ 15/7/2022 đến nay, công ty đã giảm tổng cộng 5% giá cước vận tải hàng hóa so với giá cước tháng 6/2022 trên các tuyến đường sắt.

Giá cước hàng của tàu chuyên tuyến giữa Yên Viên, Giáp Bát – Sóng Thần dao động trong khoảng 12-18 triệu đồng/toa/lượt tùy theo chủng loại toa xe, mác tàu, ngày xuất phát. Ngoài ra, ngành đường sắt cũng có chính sách ưu đãi, giảm giá cước riêng.

Như vậy, giá cước vận chuyển bằng đường sắt giảm đang cơ hội hấp dẫn cho các nhà kinh doanh dịch vụ vận chuyển.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3