Ngành Thuế: Bám sát tình hình, chủ động giải pháp để hoàn thành cao nhất nhiệm vụ năm 2023


(CHG) Trong 9 tháng đầu năm, thu nội địa đạt khá so với dự toán, chủ yếu do dư địa tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt cao làm tăng thu trong quí 1 năm 2023 và những nguồn thu theo quý. Từ nay đến cuối năm, dự báo kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, ngành Thuế đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế năm 2023.
Tiếp tục hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn
Trong 9 tháng năm 2023, ngành Thuế đã triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hiện tốt các gói hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho DN, tạo đà cho DN và người dân nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Ngành Thuế tiếp tục hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế. Ảnh: H.Anh
 
Cùng với đó, ngành Thuế tập trung vào các giải pháp như: tìm kiếm nguồn thu để bù đắp một số khoản thu, sắc thuế có thể giảm; thanh tra, kiểm tra; quản lý, đôn đốc thu hồi nợ; cải cách thủ tục hành chính thuế; hoàn thuế; tiếp tục phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử (HĐĐT) giúp ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và về thuế nói chung, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng cho cộng đồng DN và người nộp thuế.
Tại Hội nghị Giao ban triển khai nhiệm vụ công tác tài chính ngân sách tháng 10 và những tháng cuối năm vừa được Bộ Tài chính tổ chức, ông Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, nhờ những nỗ lực trong công tác quản lý thu, kết quả thu ngân sách hiện đang đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Thu ngân sách lũy kế 9 tháng đầu năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 1.048.389 tỷ đồng, bằng 76,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 94,9% so với cùng kỳ. Cụ thể, thu từ dầu thô ước đạt 46.001 tỷ đồng, bằng 109,5% so với dự toán, bằng 77,5% so với cùng kỳ; thu nội địa ước đạt 1.002.388 tỷ đồng, bằng 75,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 95,9% so với cùng kỳ; thu thuế, phí nội địa ước đạt 807.932 tỷ đồng, bằng 75,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 100,5% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, công tác quản lý hoàn thuế được triển khai, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết hoàn, đồng thời đẩy mạnh kiểm soát công tác hoàn thuế GTGT. Kết quả, 9 tháng đầu năm 2023, cơ quan Thuế đã ban hành 12.721 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền thuế hoàn là 98.606 tỷ đồng, bằng 53% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2023 đã được Quốc hội thông qua, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2022.
Để tiếp tục hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế trong năm 2023, trong 9 tháng đầu năm, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho DN và người dân với tổng số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn, miễn, giảm là khoảng 148.292 tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn khoảng 102.939 tỷ đồng; số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 45.353 tỷ đồng.
Kịp thời tham mưu giải pháp chủ động trong điều hành thu NSNN
Phân tích tình hình biến động, diễn biến thu qua các quý, tháng cho thấy thu ngân sách đang gặp khó khăn. Thu quý 1 đạt khoảng 442 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 42% tổng thu 9 tháng đầu năm, bình quân thu 147,3 ngàn tỷ đồng/tháng. Trong khi đó, tổng thu quí 2 và quí 3/2023 chỉ thu được 606,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 57,8% tổng số thu 9 tháng đầu năm, bình quân thu 101 ngàn tỷ đồng/tháng. Theo Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, thu quý 4/2023 và năm 2024 sẽ còn rất khó khăn. Ngành Thuế cũng dự báo những tháng cuối năm còn nhiều khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế do tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như kỳ vọng.
Trong bối cảnh đó, 3 tháng còn lại năm 2023, ngành Thuế xác định tiếp tục bám sát và đánh giá tình hình kinh tế trong nước, thế giới; phân tích, nhận định những tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ các nước thực hiện đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước để nhận diện đúng những rủi ro, kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu NSNN. Đồng thời, tiếp tục tổ chức quản lý thuế hiệu quả đối với các nhà cung cấp nước ngoài, cụ thể sẽ rà soát, xây dựng danh sách và đôn đốc các nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; kịp thời giải quyết các vướng mắc để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định; tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các nội dung nâng cấp Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, duy trì dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hệ thống HĐĐT, đảm bảo hệ thống CNTT thông suốt 24/7 để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế cũng tiếp tục triển khai theo tiến độ các đề án điện tử hóa như: dịch vụ nộp thuế đối với đất đai, hộ, cá nhân kinh doanh; tiếp tục triển khai khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy; thí điểm khai thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà; đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ tra cứu, đăng ký, kê khai, nộp thuế điện tử cho người nộp thuế là cá nhân, đặc biệt, tập trung tuyên truyền, phổ biến sử dụng ứng dụng eTax Mobile; nghiên cứu phương án kết nối với các ngân hàng thương mại để có đầy đủ dữ liệu về người nộp thuế, đảm bảo kiểm soát đầy đủ thu nhập, nghĩa vụ thuế, tránh thất thu NSNN.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3