(CHG) Bộ Tài Chính tiếp tục cảnh báo nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp cần có hiểu biết đầy đủ về quy định của pháp luật, tiếp cận đầy đủ thông tin, đánh giá mức độ rủi ro tương xứng với lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
Ảnh minh họa.
Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây góp phần cung cấp thêm một công cụ, sản phẩm đầu tư mới ngoài kênh đầu tư như mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp, gửi tiền ngân hàng. Các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày cành nhiều. Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, một số nhóm nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất cao mà không đánh giá các rủi ro khi mua trái phiếu hoặc không hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của bản thân, doanh nghiệp, của tổ chức phân phối trái phiếu.
Kể từ sau các vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn, khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, doanh nghiệp mua lại khối lượng trái phiếu trước hạn lớn.
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt để bảo vệ lợi ích hợp pháp và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ –CP (Nghị định 08) ngày 5/3/2023 sửa đổi các Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó tạm ngưng quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các cá nhân phải nắm giữ danh mục chứng khoán trị giá 02 tỷ đồng trong vòng 6 tháng tại Nghị định 65/2-22/NĐ – CP.
Theo Bộ Tài chính, việc tạm ngưng quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp có thêm thời gian tái cơ cấu lại nợ và đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh có thể tiếp tục phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, quan trọng hơn nữa là nhà đầu tư cần có hiểu biết đầy đủ về quy định của pháp luật, tiếp cận đầy đủ thông tin về doanh nghiệp phát hành và trái phiếu.
Đồng thời, nhà đầu tư cần đánh giá kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, thận trọng đối với các dịch vụ tư vấn, phân biệt rõ sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp với tiền gửi ngân hàng; đánh giá mức độ rủi ro tương xứng với lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
Nhà đầu tư cần lưu lý rằng, rủi ro của trái phiếu là rủi ro gắn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu chứ không phải là rủi ro liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu, trong đó có các ngân hàng thương mại phân phối trái phiếu./.
0
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết