Nhập khẩu thịt heo liên tục giảm trong những tháng đầu năm


(CHG) Do thói quen tiêu dùng, đa phần người Việt chỉ ưa chuộng thịt heo nóng (heo vừa mổ ra bán liền), nên dù giá thịt heo nhập khẩu thấp hơn nhưng vẫn khó tiêu thụ.

Trong tháng 7/2022, Việt Nam nhập khẩu 10,02 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 21,58 triệu USD, giảm 31,2% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng 7/2021.

Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/ tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 55,21 nghìn tấn, trị giá 117,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

 

Nhập khẩu thịt heo liên tục giảm trong những tháng đầu năm

 

 

Với mức giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/ tấn, bình quân thịt heo nhập khẩu có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Giá bán ra tại thị trường hiện phổ biến ở mức 55.000 - 99.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá thịt heo tại trong nước có giá cao hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá thịt heo nhập khẩu. Hiện giá bán lẻ thịt heo nội tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Thành Công… dao động 100.000 - 150.000 đồng/kg. Trong đó, ba rọi, sườn non là nhóm có giá cao nhất. Tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị,… giá thịt heo phổ biết từ 68.000 – 180.000 đồng/kg.

Mặc dù thịt heo nhập khẩu có mức giá rất cạnh tranh so với giá thịt heo trong nước. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra vì sao giá thịt heo nhập khẩu vẫn rất khó tiêu thụ? Theo các cửa hàng thực phẩm, sản phẩm thịt heo đông lạnh chủ yếu cho nhà hàng, quán ăn…. Nhưng sau đại dịch, các đầu mối này cũng hạn chế lấy heo nhập vì lực tiêu dùng yếu khiến giá heo nhập khẩu liên tục đi xuống.

Các chuyên gia nhận định, do thói quen tiêu dùng, đa phần người Việt chỉ ưa chuộng thịt heo nóng (heo vừa mổ ra bán liền), nên dù giá thịt heo nhập khẩu thấp hơn nhưng vẫn khó tiêu thụ.

Theo Cục Xuất nhập Bộ Công thương, từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu mặt hàng này liên tục giảm do tiêu thụ thịt heo trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng heo trong nước tiếp tục phục hồi. Thịt heo nhập khẩu vẫn không dễ cạnh tranh với thịt heo trong nước. Nhất là trong bối cảnh giá thịt heo trong nước đang đứng ở mức hợp lý đối với cả người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, năm 2022, dự kiến nhu cầu heo thịt khoảng 51 triệu con, với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021. Để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm 2022, sản lượng thịt các loại của cả nước phải đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng thịt heo hơi dự kiến phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn.

 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3